Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải phóng nguồn lực đất đai cho đồng bào DTTS: Đã sắp xếp nhưng chưa đổi mới (Bài 1)

Tùng Nguyên - 11:47, 01/10/2022

LTS: Các nông, lâm trường quốc doanh (nay là các công ty nông, lâm nghiệp) đang quản lý hàng triệu ha đất, nhưng hiệu quả sử dụng đất không cao. Trong khi đó, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã triển khai hàng chục năm nay nhưng vẫn không thể thực hiện triệt để do thiếu quỹ đất. Giải phóng nguồn lực đất đai từ các nông, lâm trường quốc doanh sẽ là lời giải để thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Sau nhiều năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) không chỉ sản xuất kinh doanh “thụt lùi” mà việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đất lâm nghiệp, đất bị lấn chiếm hoặc bỏ hoang, rừng bị mất. Nguyên nhân là do việc sắp xếp, đổi mới chỉ thực hiện ở phần ngọn, chưa giải quyết gốc rễ của vấn đề.

Các công ty nông lâm nghiệp hiện vẫn quản lý diện tích đất rất lớn. (Ảnh minh họa)
Các công ty nông lâm nghiệp hiện vẫn quản lý diện tích đất rất lớn. (Ảnh minh họa)

“Thu” đầu mối, “nở” diện tích

Sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam, khi đất nước tiến hành khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều NLTQD đã được thành lập. Tính đến năm 1986, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, cả nước có 870 NLTQD, trong đó có 457 NT, 413 LT.

Cũng như mô hình hợp tác xã ở đồng bằng, trong một thời gian dài, hoạt động của các NLTQD đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, khu vực biên giới. Tuy nhiên, hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp nên mô hình NLTQD đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Mẫu số chung của sự yếu kém ở các NLTQD là hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả; tình trạng nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên trong các NLT khá phổ biến… Đặc biệt, việc quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém khiến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa người dân với NLT xảy ra ở nhiều nơi, tạo ra những điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Trước tình hình đó, việc sắp xếp, đổi mới các NLTQD đã được triển khai theo Nghị định 388/1991/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tính đến năm 2003 (thời điểm Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD), cả nước còn 672 NLTQD (314 NT, 368 LT). Thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, tính đến hết năm 2012, cả nước còn 387 NLT (gồm 145 NT, 151 LT, 91 ban quản lý rừng).

Sau Nghị quyết 28-NQ/TW, việc sắp xếp, đổi mới các NLTQD tiếp tục được thực hiện theo Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI. Tính đến năm 2020, số lượng NLTQD trên cả nước giảm xuống còn 256 đơn vị - lúc này đã chuyển đổi thành các công ty nông, lâm nghiệp (NLN).

Do sản xuất kinh doanh thua lỗ, Lâm trường Văn Chấn (Yên Bái) sáp nhập vào Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải từ tháng 8/2018
Do sản xuất kinh doanh thua lỗ, Lâm trường Văn Chấn (Yên Bái) sáp nhập vào Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải từ tháng 8/2018

Nghịch lý là, trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới thì đầu mối NLTQD được thu gọn, nhưng diện tích đất được giao quản lý lại “nở” ra. Tại thời điểm năm 1986, Nhà nước giao 7,5 triệu ha đất, bằng 23,2% diện tích tự nhiên của cả nước cho 870 NLTQD quản lý; trong đó 457 NT quản lý 1,2 triệu ha; 413 LT quản lý 6,3 triệu ha. Đến năm 2012, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW, khi chỉ còn 387 đơn vị thì các NLTQD trên cả nước được giao quản lý gần 8 triệu ha.

Đến hết năm 2021, khi số NLTQD tiếp tục giảm xuống thì diện tích đất có nguồn gốc từ các NLTQD lại tăng lên. Số liệu tại Hội nghị triển khai Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 25/12/2021 cho thấy, cả nước có gần 9,2 triệu ha đất có nguồn gốc từ các NLTQD.

Kinh doanh “bết bát”

Dù được giao quản lý diện tích đất lớn nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các NLTQD không hiệu quả. Cách đây 7 năm, thực trạng này đã được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII chỉ rõ tại phiên giải trình về việc quản lý, sử dụng đất đai ở các NLTQD do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTHVQH) tổ chức ngày 27/8/2015. Tại nghị trường, các ĐBQH nhấn mạnh đến sự yếu kém của các NLT.

Cần tiến hành kiểm kê lại quỹ đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD. (Ảnh minh họa)
Cần tiến hành kiểm kê lại quỹ đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD. (Ảnh minh họa)

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hoà Bình (ông Sinh tiếp tục là ĐBQH khóa XIV - PV) đã nói trong nỗi xót xa: “Chúng tôi đến Công ty Mường La hiện nay không sống được mà nợ các dự án thêm vài tỷ đồng. Lâm trường Văn Chấn (Yên Bái) 10 năm nay không có Giám đốc mà có một Phó Giám đốc phụ trách, mấy năm nay họ sống lay lắt bằng tiền dịch vụ nuôi trồng rừng, 3 tháng qua chả có đồng nào trả cho người lao động. Đoàn đến giám sát chẳng biết nói gì vì có gì đâu mà nói”.

Hoạt động “bết bát” của các NLTQD được các ĐBQH nêu “thấm thía” hơn tại phiên thảo luận Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các NLTQD giai đoạn 2004 - 2014, do UBTHVQH khóa XIII tổ chức ngày 10/11/2015. Số liệu đưa ra tại phiên thảo luận cho thấy, các NLTQD quản lý gần 8 triệu ha đất, nhưng trong 10 năm, tổng nộp ngân sách nhà nước của các NLTQD chỉ được 1.809 tỷ đồng

Từ con số này, đại biểu Cao Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, hiện là ĐBQH khóa XV, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội) tính ra bình quân mỗi ha/năm bình quân chỉ đạt 90.000 đồng, tương đương với khoảng 5kg gạo. Còn đại biểu Trần Minh Diệu (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) thì ví von, thu nộp ngân sách hằng năm của mỗi ha đất do các NLTQD quản lý chỉ tương đương giá trị của vài chiếc kẹo. Đây là con số mà theo đại biểu Diệu là “không thể chấp nhận được”.

Cách đây 7 năm, Báo cáo giám sát nêu rõ những yếu kém của các công ty NLN đã được nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước trình bày trên nghị trường. (Ảnh tư liệu)
Cách đây 7 năm, Báo cáo giám sát nêu rõ những yếu kém của các công ty NLN đã được nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước trình bày trên nghị trường. (Ảnh tư liệu)

Chính ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lúc đó là Trưởng đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các NLTQD giai đoạn 2004 – 2014, cũng nghi ngờ con số này trong Báo cáo; nhưng không có cơ sở để bác bỏ, vì số liệu là các bộ với các tỉnh cung cấp.

“Chúng tôi thật sự nghi ngờ con số đóng góp của các NLT. Tôi nói thí dụ như Gia Lai, Đắk Lắk, thu ngân sách chủ yếu là các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, chứ công nghiệp thì có bao nhiêu đâu. Tại sao lại ít thế này? Tôi cũng đang đặt ra câu hỏi không biết con số này nó thế nào”, ông Ksor Phước đã nói như vậy.

Việc sắp xếp, đổi mới các công ty NLN tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025. Trong Kết luận số 82 – KL/TW ngày 29/7/2020, Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% công ty NLN được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi, đạt được chỉ tiêu quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.

Năm 2015 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (tiền thân là các NTLQD). Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW, kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty NLN cũng không khả quan, là câu trả lời cho những nghi ngờ đã được các thành viên Đoàn giám sát đặt ra trước đó.

Cụ thể, trước sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết số 30-NQ/TW, vốn chủ sở hữu tại các công ty NLN là 24,8 nghìn tỷ đồng (bình quân 96,89 tỷ đồng/công ty), tổng doanh thu 21,98 nghìn tỷ đồng (bình quân 85,85 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế 3,52 nghìn tỷ đồng. Sau 5 năm sắp xếp, đổi mới, vốn chủ sở hữu tại các công ty NLN tăng lên là 27,84 nghìn tỷ đồng (bình quân 127,1 tỷ đồng/công ty); tuy nhiên, tổng doanh thu giảm còn 14,97 nghìn tỷ đồng (bình quân 68,35 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế giảm còn 2,27 nghìn tỷ đồng.

Những tồn tại, yếu kém của các công ty NLN đã được chỉ rõ tại Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW. Kết luận số 82-KL/TW chỉ rõ, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW, hoạt động của nhiều công ty sau sắp xếp chưa có nhiều chuyển biến; hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tài nguyên tại một số công ty còn thấp.

Kết luận số 82-KL/TW không những đánh giá những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các NLTQD đã chuyển đổi thành các công ty NLN mà còn nêu rõ hạn chế của mô hình này trong quản lý tài nguyên, dẫn đến tình trạng mất rừng, tranh chấp đất đai kéo dài, gây tạo ra những điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành thời gian qua đều có quy định ưu tiên tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ DTTS sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có thu nhập ổn định từ rừng. Nhưng cơ chế, chính sách không “bắt nhịp” được với thực tế nên hiệu quả giảm nghèo không đạt như kỳ vọng.
Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Giáo dục - Thuỳ Giang - 7 giờ trước
Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.
Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 10 giờ trước
Ngày 27/5, Festival các dân tộc thiểu số với chủ đề "Prague - Trái tim của các dân tộc" đã được tổ chức tại thủ đô Prague, Cộng hòa Czech.
Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Thể thao - Hồng Phúc - 10 giờ trước
Sáng 28/5 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Marathon, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá năm 2023.
Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Xã hội - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Sáng 28/5, tại trụ sở UBND xã Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang, Gia Lai), Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác - Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2023 với chủ đề “Thầy thuốc trẻ tiên phong trong chuyển đổi số, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thời sự - PV - 12 giờ trước
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 15 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 15 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - Thanh Hải - 15 giờ trước
Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - Trọng Bảo - 15 giờ trước
Thông tin từ Công an Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa triệt phá, bắt giữ thành công nhóm đối tượng có hành vi chiếm đoạt tài sản của các tiểu thương trên địa bàn.