Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần quản lý chặt chẽ đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường

PV - 09:44, 21/08/2018

Đó cũng là ý kiến chỉ đạo của bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội trong chuyến giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết 112/2015/QH13 của Quốc hội “Về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh” tại tỉnh Bình Ðịnh. Qua đó, Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều hạn chế sớm được giải quyết.

Một số hộ dân xâm canh, lấn chiếm đất của các công ty lâm nghiệp do quản lý lỏng lẻo. (Trong ảnh: Diện tích đất tranh chấp giữa một hộ dân xã Canh Liên với Công ty TNHH Lâm Nghiệp Hà Thanh). Một số hộ dân xâm canh, lấn chiếm đất của các công ty lâm nghiệp do quản lý lỏng lẻo. (Trong ảnh: Diện tích đất tranh chấp giữa một hộ dân xã Canh Liên với Công ty TNHH Lâm Nghiệp Hà Thanh)

Sử dụng đất chưa hiệu quả

Theo thống kê, diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh Bình Định là gần 394 ngàn ha. Tuy nhiên hiện tại, 3 công ty TNHH lâm nghiệp và 9 ban quản lý rừng phòng hộ các huyện mới đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho 160 ngàn ha.

Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Các công ty lâm nghiệp quản lý rừng sản xuất còn nhiều lúng túng, hiệu quả sử dụng đất thấp và kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực tài nguyên rừng, đất đai được giao. Do đó, một số hộ dân ngang nhiên xâm canh, lấn chiếm, dẫn đến tranh chấp, ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển, sản xuất, kinh doanh của các công ty.

Hiện nay, các công ty vẫn chưa hoàn thành việc xác định ranh giới, cắm mốc thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển sang thuê đất. Diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả còn nhiều.

Đơn cử như, tại huyện Vĩnh Thạnh, thực hiện Nghị định số 200/2004 NĐ-CP của Chính phủ, năm 2017, Lâm trường Sông Kôn đã sắp xếp, chia tách thành Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, quản lý gần 13.300ha và Ban Quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh quản lý gần 14.300ha đất lâm nghiệp. Từ đó đến nay, đã xảy ra nhiều biến động, làm giảm tổng cộng khoảng 1.180ha. Trong đó, chủ yếu là do trao trả về địa phương (538ha); chênh lệch sau khi đo đạc, rà soát (136ha); xây dựng thủy điện (508ha). Đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, xâm canh đối với hơn 880ha tại vùng giáp ranh giữa huyện Vĩnh Thạnh với thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai).

Ông Nguyễn Ngọc Đạo, Phó Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn cho biết: “Tại khu vực này, Công ty trồng được 417 ha rừng, năm 2008 bắt đầu khai thác. Đến năm 2013, người dân ùa vào chiếm lại diện tích mà Công ty đã trồng, làm mất 318ha. 2 tỉnh, 2 huyện họp và làm việc rất nhiều lần nhưng vẫn không giải quyết được” .

Tại huyện Vân Canh, Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh đang quản lý, sử dụng 18.778ha rừng và đất rừng. Trong đó, có 3.471,3ha đất Công ty chưa sử dụng; Tuy nhiên có đến 1.588,2ha đất đã bị dân xâm lấn. “Diện tích đất bị xâm lấn, Công ty thống nhất giao lại cho địa phương quản lý và chia cho những hộ dân thiếu đất, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được” , ông Cái Minh Tùng, Giám đốc Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh cho biết thêm.

Cần chặt chẽ hơn

Có thể nói, sau khi Nghị quyết 112 được triển khai, việc quản lý, sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp ở Bình Định đã có chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên rừng. Tuy nhiên, theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, việc quản lý đất đai còn nhiều hạn chế như tiến độ rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý, sử dụng đất các nông, lâm trường vẫn còn chậm; công tác thanh kiểm tra, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc.

Hiện nay, các công ty đang tiến hành đo đạc, lập hồ sơ quản lý đất đai, hồ sơ địa chính, diện tích không sử dụng dự kiến bàn giao lại cho địa phương quản lý. Nhiều nơi đất rừng của các công ty bị người dân địa phương, hoặc dân ngoài tỉnh lấn chiếm lâu dài để canh tác nương rẫy trái phép mà chưa có giải pháp ngăn chặn cụ thể.

Bà Cao Thị Xuân, Trưởng đoàn giám sát đã ghi nhận kết quả đạt được của tỉnh trong quá trình triển khai Nghị quyết 112. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cũng chỉ rõ những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể, tiến độ rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường vẫn còn chậm; công tác quản lý, thanh kiểm tra, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc. UBND tỉnh Bình Định cần quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát đất rừng, đất lâm nghiệp giao cho người dân, nhất là người DTTS để họ có đất sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

“Đặc biệt phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để giải quyết dứt điểm các vụ việc xâm chiếm đất rừng; thu hồi diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; bố trí kinh phí đo đạc, lập bản đồ đất rừng và sớm hoàn thành trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, đơn vị” , bà Cao Thị Xuân nhấn mạnh.

PHƯƠNG LÊ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững : Cần tháo gỡ những bất cập về chính sách (Bài 2)

Các chính sách phát triển lâm nghiệp được ban hành thời gian qua đều có quy định ưu tiên tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ DTTS sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có thu nhập ổn định từ rừng. Nhưng cơ chế, chính sách không “bắt nhịp” được với thực tế nên hiệu quả giảm nghèo không đạt như kỳ vọng.
Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho giới trẻ - Nhìn từ hoạt động của CLB Nắng

Giáo dục - Thuỳ Giang - 6 giờ trước
Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.
Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 9 giờ trước
Ngày 27/5, Festival các dân tộc thiểu số với chủ đề "Prague - Trái tim của các dân tộc" đã được tổ chức tại thủ đô Prague, Cộng hòa Czech.
Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Giải chạy Marathon “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”

Thể thao - Hồng Phúc - 9 giờ trước
Sáng 28/5 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội đã diễn ra Giải chạy Marathon, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá năm 2023.
Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Tỉnh Hà Giang có thêm điểm nhấn mới về văn hóa, du lịch

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người dân vùng khó khăn

Xã hội - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Sáng 28/5, tại trụ sở UBND xã Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang, Gia Lai), Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác - Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2023 với chủ đề “Thầy thuốc trẻ tiên phong trong chuyển đổi số, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 14 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 14 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - Thanh Hải - 14 giờ trước
Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lào Cai: Triệt phá, bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Thông tin từ Công an Tp. Lào Cai, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa triệt phá, bắt giữ thành công nhóm đối tượng có hành vi chiếm đoạt tài sản của các tiểu thương trên địa bàn.