Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề án phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS - 5 năm nhìn lại: Pháp luật đang ngấm vào đời sống (Bài 1)

Thuý Hồng - 10:10, 15/07/2022

Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” (gọi tắt là Đề án 1163), nhận thức về pháp luật của đồng bào DTTS từng bước nâng cao, hình thành được ý thức, lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động cũng đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí để đồng bào hiểu biết hơn về trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội; biết tự bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của quê hương, đất nước...

Người có uy tín xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, Sơn La tìm hiểu thông tin pháp luật để tuyên truyền cho bà con trong thôn.
Người có uy tín xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, Sơn La tìm hiểu thông tin pháp luật để tuyên truyền cho bà con trong thôn

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Xác định công tác tuyên truyền, PBGDPL luôn có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS, những năm qua, Lào Cai đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống của đồng bào. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các luật: Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống mua bán người…

Bà Sìn Thị Bình thôn Ná Rin, xã Mường Vi, huyện Bát Xát cho biết: Bà con trong thôn vốn chưa đọc thông, viết thạo, nên việc nắm những quy định của pháp luật là hết sức khó khăn. Được cán bộ tuyên truyền đến bà con trong thôn những quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, hôn nhân gia đình… đã giúp bà biết được những kiến thức pháp lý cơ bản, thiết thực để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, gia đình, tự giác chấp hành pháp luật.

Theo ông Lý Việt Hùng, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bát Xát, do nhận thức về pháp luật của đồng bào vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, nên địa phương chú trọng tổ chức phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến tận thôn bản để nâng cao hiểu biết của người dân. Bên cạnh đó phối hợp với tuyên truyền viên người DTTS tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để người dân dễ hiểu dễ nắm bắt và làm theo.

Còn tại huyện vùng cao Đồng Văn, Hà Giang thì để nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS, huyện đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng cả tiếng địa phương, với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng, luôn lấy người dân làm chủ thể, được thể hiện qua hình thức sân khấu hóa bằng các tiểu phẩm dễ hiểu. Đồng thời, tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên, tư vấn và hỗ trợ kiến thức về hậu quả do tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong các trường học.

Ông Vàng Mí Chỏ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đồng Văn cho biết: Thông qua các mô hình tuyên truyền chính sách giáo dục pháp luật ơ cơ sở, đã truyền tải những thông tin, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS, giúp đồng bào nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật để không vi phạm.

Buổi ra mắt mô hình “3 không” (không di cư trái phép, không xuất cảnh trái phép, không kết hôn trái pháp luật) tại bản Nậm Là, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Buổi ra mắt mô hình “3 không” (không di cư trái phép, không xuất cảnh trái phép, không kết hôn trái pháp luật) tại bản Nậm Là, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống

Hòa Bình là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao, chiếm 74,43% dân số toàn tỉnh. Trước đây, nhận thức của người dân trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Qua 05 năm triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, đã tạo chuyển biến tích cực trong đồng bào DTTS và miền núi về chính sách pháp luật.

Ông Hà Ngọc Tuấn, Phó Trưởng Ban Dân tộc Hoà Bình cho biết: Để thực hiện Đề án 1163, Ban Dân tộc Hoà Bình đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố thực hiện khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng 5 mô hình điểm trên địa bàn xã Hang Kia, huyện Mai Châu, xã Văn Nghĩa, xã Thượng Cốc huyện Lạc Sơn, xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc và xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi.

Triển khai các nội dung của Đề án 1163 và các nhiệm vụ theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 25 hội nghị, lớp tập huấn; 06 hội thảo; phối hợp xây dựng 40 chương trình truyền hình, 32 chương trình phát thanh; xây dựng và duy trì 11 mô hình PBGDPL, tuyên truyền vận động đồng bào DTTS tại các xã; biên soạn, phát hành gần 20.000 cuốn sách, sổ tay kỹ năng, hỏi đáp pháp luật song ngữ; cung cấp hơn 13.900 sách pháp luật; 34.000 tờ rơi, tờ gấp...

Tại cơ sở thì thành lập Nhóm nòng cốt số lượng 30 người/mô hình, thành phần gồm: Bí thư Chi bộ xóm, trưởng xóm, Người có uy tín, trưởng dòng họ, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, chi hội nông dân... thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xóm, trong dòng họ, gia đình chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền những nội dung tiếp thu tại Hội nghị và tài liệu được Ban Dân tộc cung cấp truyền đạt lại cho người dân.

Bà Sùng Y Dua, dân tộc Mông, Người có uy tín ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu (Hoà Bình) cho biết: Trong các buổi tuyên truyền, sinh hoạt pháp luật, người dân được cán bộ tuyên truyền, giải thích hiểu về chính sách pháp luật của Nhà nước, nên người dân đã rất tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Tình trạng bà con vi phạm pháp luật trong đồng bào tại xã rất ít xảy ra, ai cũng lo làm ăn.

Hay như ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), ông Phạm Xuân Cường, Trưởng Phòng Tư pháp huyện cho biết: Để đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất, trước khi về địa phương tư vấn pháp luật, các cán bộ tư pháp đều dành thời gian tìm hiểu nhu cầu kiến thức pháp luật của Nhân dân; từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng xã. Đối với những xã đặc biệt khó khăn, các khu dân cư hẻo lánh, có nhiều đồng bào DTTS, công tác tuyên truyền tập trung vào các chính sách dân tộc, dân số, kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình, Bình đẳng giới. 

Với Nhân dân các xã, bản trong khu vực biên giới, phòng tư pháp phối hợp với các đồn biên phòng đứng chân trên địa bàn huyện tập trung tuyên truyền về những Luật, quy chế, quy định, HIệp định liên quan đến chủ quyền an ninh biên giới, bảo đảm an ninh biên giới; pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS;  tuyên truyền, vận động Nhân dân không mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn biên giới...với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Quá trình phổ biến pháp luật cho Nhân dân, đồng bào DTTS có sự linh hoạt và lấy những dẫn chứng cụ thể để người dân dễ hiểu, dễ hình dung. Vì vậy, nhận thức về pháp luật của đồng bào DTTS ở huyện Quan Sơn đã có sự thay đổi đáng kể. 

Minh chứng như ở xã Tam Lư, ông Lữ Văn On, Trưởng bản Hậu chia sẻ: Bản Hậu có 151 hộ dân, với 670 nhân khẩu, có dân tộc Thái, Mường sinh sống, những năm trước đây, Nhân dân trong bản thường xuyên vào rừng săn bắt thú, chặt củi, đốt rừng...Thế nhưng từ khi người dân được tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các ngành chức năng tổ chức, người dân đã hiểu rõ và thực hiện đúng quy định pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh việc xây dựng các mô hình điểm tuyên truyền về chính sách pháp luật, nhiều địa phương còn ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL đạt hiệu quả tích cực. Như tại Lai Châu, sau 3 năm triển khai việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, tỉnh đã xây dựng hệ thống trang thông tin PBGDPL tỉnh đưa vào vận hành, hoạt động thường xuyên, phát huy được hiệu quả. Trang Thông tin đã đăng tải gần 1000 tin, bài, tài liệu tuyên truyên, đề cương tuyên truyền pháp luật thu hút trên 7 triệu lượt người truy cập.

Đánh giá về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh: Sau 5 năm thực hiện, Đề án đã được triển khai có hệ thống, trọng tâm, trọng điểm, với nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy dân chủ của Nhân dân; ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 

Tuy nhiên, từ thực tế sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021", cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế, nhất là vấn đề nhân lực, cơ sở vật chất, việc tiếp cận đồng bào DTTS... cần có giải pháp khắc phục để công tác PBGDPL phát huy hiệu quả cao nhất trong đời sống xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 1 phút trước
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 2 phút trước
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.
Phát động tháng công nhân và tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Phát động tháng công nhân và tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - 4 phút trước
Ngày 26/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Krông Năng (Đăk Lăk)

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 6 phút trước
Ngày 26/4, UBND huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Chiến Thắng; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk H’Yâo Knul; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 150 đại biểu chính thức. Đây là 1 trong 2 Đại hội điểm Đại hội các DTTS của tỉnh Đắk Lắk.
Khánh Hòa: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Khánh Hòa: Phát triển du lịch xanh và bền vững

Du lịch - T.Nhân - 11 phút trước
Ngày 26/4, tại Tp. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn chính sách địa phương chuyên đề: “Phát triển du lịch xanh và bền vững”.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cách trồng ớt chỉ thiên cho năng suất cao

Cách trồng ớt chỉ thiên cho năng suất cao

Bạn của nhà nông - Như Ý - 13 phút trước
Ớt chỉ thiên là loại ớt được trồng phổ biến ở nước ta ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Giống ớt này dễ trồng, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn và đặc biệt mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng cần nắm được những kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên như sau.
Phát hiện quả bom nặng 340 kg còn nguyên kíp nổ giữa khu dân cư đông đúc

Phát hiện quả bom nặng 340 kg còn nguyên kíp nổ giữa khu dân cư đông đúc

Pháp luật - Hương Trà - 14 phút trước
Một quả bom nặng 340 kg vừa được một nhóm công nhân phát hiện trong khu dân cư đông đúc giữa lòng thành phố. Lực lượng công binh, bộ đội đã hỗ trợ xử lý đưa quả bom đến khu vực hủy nổ theo quy định.
Người dân nghỉ lễ sớm, các tuyến đường kết nối sân bay và các tỉnh thành bắt đầu đông

Người dân nghỉ lễ sớm, các tuyến đường kết nối sân bay và các tỉnh thành bắt đầu đông

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nhiều người dân ở thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà nội và các tỉnh lân cận tranh thủ đến sân bay, các bến xe để về quê, du lịch trước ngày chính thức nghỉ lễ để tránh đông đúc, kẹt xe.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân thứ 3

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân thứ 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Liên quan đến vụ lật thuyền trên sông Chanh, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), làm 4 người mất tích, chiều 26/4, lực lượng tìm kiếm cứu hộ đã tìm thấy thêm 1 nạn nhân.
Tuyên Quang: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuyên Quang: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Văn Hoa - Lan Ôn - 1 giờ trước
Ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Tuyên Quang tổ chức gặp mặt Chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).