Pháp luật -
K.Thư – Song Vy -
16:55, 14/08/2022 Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, Đề án 1163 đặt ra giải pháp là lựa chọn xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; địa bàn xung yếu và nơi có đồng bào DTTS rất ít người cư trú. Nhiều mô hình được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, rất cần nhân rộng trong thời gian tới.
Dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện vẫn là “vùng lõm” trong tiếp cận thông tin. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng như phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần được triển khai đa dạng hơn; đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để nâng cao hơn nữa công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Một trong những nhiệm vụ được Đề án 1163 đưa ra là tập trung tuyên truyền, vận động, từ đó ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật. Sau 5 năm, những địa bàn từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự, tỷ lệ nghèo cao, thì nay đã đổi thay rõ nét nhờ người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm.
Pháp luật -
K. Thư – Song Vy -
16:27, 19/08/2022 Đề án 1163 quy định, nguồn lực thực hiện Đề án là từ ngân sách nhà nước. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn thực hiện Đề án bố trí không đủ, không kịp thời; thậm chí có địa phương không bố trí được kinh phí riêng để thực hiện Đề án.
Pháp luật -
K.Thư – S. Vy -
21:29, 10/08/2022 Ngày 21/6/2022, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản số 975/BC-UBDT báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 (gọi tắt là Đề án 1163). Những con số trong báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho thấy hiệu quả của Đề án, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trọng giai đoạn tới.
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” (gọi tắt là Đề án 1163), nhận thức về pháp luật của đồng bào DTTS từng bước nâng cao, hình thành được ý thức, lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động cũng đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí để đồng bào hiểu biết hơn về trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội; biết tự bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của quê hương, đất nước...
Thực hiện Đề án “đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021" theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1163), thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động áp dụng ở cơ sở, góp phần không nhỏ thay đổi nhận thức về pháp luật của đồng bào vùng DTTS.