25 năm tuổi Đảng, 21 năm làm Bí thư Chi bộ, ông Mã Phúc Hương (dân tộc Tày), Bí thư Chi bộ thôn Làng Hản, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được ví như người dẫn đường ở làng ở bản. Việc khó, ông đứng ra gánh vác, việc mới ông cũng tiên phong thực hiện và trả lời bà con bằng kết quả tốt nhất của mình. Ông bảo, “nói đi đôi với làm” là cách mà tôi vẫn đang học Bác từng ngày.
Ở độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, vùng chè Shan Tuyết cổ thụ trên dãy núi Phàn Liên San (thuộc địa phận huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến nay còn khoảng 6.000 gốc chè cổ thụ mọc phân tán. Huyện Phong Thổ đã xác định chọn làm giống cây chủ lực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho bà con nơi đây.
Với hình thức tuyên truyền phong phú, phù hợp với từng địa phương, sau hơn 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân ở 13 xã biên giới trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Diện tích đất chuyển giao từ các nông, lâm trường (NLT) về cho địa phương là quỹ đất cần thiết để giải quyết nhu cầu cấp bách về đất sản xuất của đồng bào DTTS. Chủ trương này được triển khai từ năm 2004, nhưng đến nay vẫn vướng mắc khiến nhiều diện tích đất đang “nằm chờ”, còn hàng trăm nghìn hộ gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi lại “khát” đất sản xuất.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; các sở, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi. Hy vọng đây sẽ là nguồn lực mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả công tác này.
Năm 2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Đề án thí điểm mô hình “Ban tuyên vận xã, phường, thị trấn; Tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố”. Sau 10 năm đi vào hoạt động, Ban tuyên vận xã, Tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân; thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Ngày 11/10, UBND xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022. Lễ hội cơm mới hay còn gọi Lễ hội lúa mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Thái, nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, trời đất đã giúp cho buôn làng có một mùa bội thu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước vừa ký ban hành Kế hoạch Truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng các cấp và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15/12/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ người DTTS giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025. Sau một thời gian triển khai, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông A Lăng Mai - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam về nội dung này.
Nuôi con gì, trồng cây gì chính là một mắt xích quan trọng cho sinh kế bền vững của đồng bào các DTTS. Nhưng đây vẫn là bài toán khó giải ở nhiều địa phương có quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp (NLN) quản lý.
Bằng niềm đam mê với âm nhạc truyền thống, nhiều năm nay, vợ chồng ông A Nhum và bà Y Djer (dân tộc Ba Na) ở làng Kon Ktu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Việc làm ý nghĩa của vợ chồng ông A Nhum đã góp phần thục hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Khắc sâu lời Bác dạy “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, trong thời gian qua, huyện Than Uyên đã chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận. Qua đó, đã góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tập hợp quần chúng, tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị đối với quần chúng nhân dân. Chủ trương, đường lối hợp với lòng dân đã tạo thành sức mạnh của đại đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược, lâu dài, cấp bách của Đảng, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, ngoài việc triển khai các chương trình, đề án lớn của Trung ương, của tỉnh tại địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác kết nghĩa với thôn, buôn đồng bào DTTS.
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên Đông), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với Lễ Mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
Nặng lòng với thanh âm tre, nứa, nhiều năm nay, trong ngôi nhà của mình, già làng Y Hơ Êban vẫn miệt mài với công việc chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc bằng tre, nứa để thỏa niềm đam mê. Song trong lòng ông luôn chất chứa nỗi niềm chưa tìm được người để truyền dạy.
“Với những người chăn ong, ngày nào cũng là ngày xuân. Bởi ở nơi nào có hoa thơm, cỏ lạ thì nơi đó chính là nhà, là mùa xuân của chúng tôi”. Anh Triệu Văn Cường, dân tộc Dao, ví von như thế. Nghiệp nuôi ong của chàng trai trẻ 9x người Dao thật có nhiều điều để nói. Những long đong của nghề đã trở thành chuyện thường như cơm bữa. Mới ở tuổi 32 mà khuôn mặt anh đậm nét phong trần, từng trải của người bôn ba tứ xứ trong hành trình đi theo những mùa hoa.
Di sản văn hóa của các DTTS ở miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung rất phong phú, đa dạng, là tài nguyên nhân văn vô cùng quý báu. Với xu thế giao lưu, hội nhập và hợp tác, các tỉnh, thành phố cần chủ động mở rộng sự liên kết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa của đồng bào DTTS nói riêng.
Sau khi các nông, lâm trường (NLT) đã được cổ phần hóa, việc quản lý tài nguyên đất vẫn lỏng lẻo. Đặc biệt, việc thực hiện giao khoán đất sản xuất – một chủ trương rất đúng đắn để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS, đã bị biến tướng, với những điều khoản liên doanh kỳ lạ giữa “chủ đất” và người nhận khoán, mà phần thiệt thuộc về những người ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Âm nhạc và múa là linh hồn của di sản văn hóa các dân tộc, là yếu tố làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS ở vùng Trường Sơn- Tây Nguyên đã bị mai một nhiều theo thời gian. Do đó, Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách, cơ chế để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.