Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải phóng nguồn lực đất đai cho đồng bào DTTS: Muôn kiểu hợp đồng giao khoán (Bài 5)

Tùng Nguyên - 11:43, 09/10/2022

Sau khi các nông, lâm trường (NLT) đã được cổ phần hóa, việc quản lý tài nguyên đất vẫn lỏng lẻo. Đặc biệt, việc thực hiện giao khoán đất sản xuất – một chủ trương rất đúng đắn để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS, đã bị biến tướng, với những điều khoản liên doanh kỳ lạ giữa “chủ đất” và người nhận khoán, mà phần thiệt thuộc về những người ngày ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Nhiều công ty NLN giao khoán theo hình thức, công ty đầu tư giống, phân bón, người dân bỏ công trồng, chăm sóc và bảo vệ; đến cuois kỳ phân chia sản phẩm. (Ảnh minh họa)
Nhiều công ty NLN giao khoán theo hình thức, công ty đầu tư giống, phân bón, người dân bỏ công trồng, chăm sóc và bảo vệ; đến cuối kỳ phân chia sản phẩm. (Ảnh minh họa)

“Ngồi mát ăn bát vàng”

Để phát huy hiệu quả tài nguyên đất, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào DTTS, năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01-CP ngày 4/1/1995 quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD). Đến năm 2005, quy định giao khoán đất được điều chỉnh theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ; được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 102/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong các văn bản này đều quy định, căn cứ điều kiện thực tế của địa bàn NLT đóng chân, trên cơ sở thỏa thuận giữa bên giao khoán và người nhận khoán để thực hiện nghĩa vụ nhận khoán. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công ty nông, lâm nghiệp (NLN) với vị thế “chủ rừng” đã ép người nhận khoán phải nộp thuế sử dụng đất rất cao.

Sự việc gây ồn ào dư luận đầu năm 2022 xảy ra ở Công ty TNHH một thành viên nông nghiệp Xuân Thành (gọi tắt là Công ty Xuân Thành) ở xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An là một ví dụ. Tiền thân là Nông trường Xuân Thành (thực hiện chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp năm 1998), đơn vị này được Nhà nước giao quản lý 1.772 ha đất.

Trong một báo cáo của Công ty Xuân Thành gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và UBND huyện Quỳ Hợp vào đầu tháng 3/2022, đơn vị này xác nhận, trong quá trình giao khoán, nghĩa vụ mà người nhận khoán nộp cho đơn vị dao động từ 2 – 3,8 triệu đồng/ha/năm, tùy vào loại cây trồng (tương ứng 5% cộng từ các khoản: thuế sử dụng đất của diện tích nhận khoán; giá trị cây trồng và các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất trên đất giao khoán do vốn bên giao khoán đã đầu tư theo hợp đồng…). Trong đó, đối với đất trồng cao su, rau màu, người nhận khoán sẽ nộp cho công ty 2 triệu đồng/ha/năm; với đất trồng cam thu bói (cam già) là 2,8 triệu đồng/ha; với cam tơ là 3,8 triệu đồng/ha/năm.

Mỗi ha giao khoán trồng cam ở Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành người nhận khoán phải nộp từ 2,8 – 3,8 triệu đồng.
Mỗi ha giao khoán trồng cam ở Công ty TNHH MTV nông nghiệp Xuân Thành người nhận khoán phải nộp từ 2,8 – 3,8 triệu đồng.

Theo báo cáo trình bày tại Đại hội Đảng bộ Công ty Xuân Thành lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, toàn đơn vị hiện giao khoán cho 1.276 hộ. Với cách tính phí 5%, nguồn kinh phí thu được của đơn vị này là rất lớn.

Vậy nhưng, trong 5 năm (2015 – 2020) thu nhập bình quân của người lao động chỉ đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hằng năm Công ty Xuân Thành chỉ nộp ngân sách nhà nước 337,8 triệu đồng… Trước đó, giai đoạn 2004 – 2014, theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ quốc hội (UBTVQH) khóa XIII, trong 10 năm, Công ty Xuân Thành chỉ nộp gần 70,559 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước (thực tế chỉ nộp 69,888 triệu đồng, còn nợ 671 nghìn đồng).

Liệu lợi nhuận có phải được công ty sử dụng vào đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, kinh doanh? Thực tế, là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động ở địa bàn khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi, đơn vị này được ngân sách Nhà nước đài thọ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2015 – 2020, báo cáo tại Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Công ty Xuân Thành cho thấy, đơn vị được nhà nước đầu tư tuyến đường nhựa vào vùng sản xuất tập trung với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng; xây dựng 155 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, trong đó nhà nước hỗ trợ 40% vốn…

Muôn vẻ “nộp sản”

Cách đây 7 năm, trong Báo cáo số 958/BC-UBTVQH13 ngày 16/10/2015 về việc thực hiện chính sách, pháp luật quản lý và sử dụng đất đai tại các NLTQD giai đoạn 2004 – 2014, UBTVQH khóa XIII đã nhấn mạnh những vi phạm trong việc thực hiện giao khoán tại các công ty NLT. Cụ thể, UBTVQH đã đánh giá: “Những NLT có phần lớn diện tích đất đai thực hiện khoán theo Nghị định 01-CP nhưng không có đầu tư, không quản lý được quy trình sản xuất... thực chất là khoán trắng, phát canh thu tô, những đơn vị này không còn nguyên nghĩa là một doanh nghiệp Nhà nước”.

Sau 7 năm, vi phạm trong giao khoán đất có nguồn gốc từ các NLTQD không những không được chấn chỉnh mà diễn biến phức tạp, với nhiều hình thức biến tướng tinh vi hơn. Cách thu nghĩa vụ nhận khoán quy thành tiền trên mỗi ha đất giao khoán như ở Công ty TNHH MTV Xuân Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An) nêu trên là một hình thức khá phổ biến ở các đơn vị thực hiện giao khoán đất nông nghiệp.

Đối với đất lâm nghiệp, hình thức thực hiện nghĩa vụ nhận khoán phổ biến nhất là “nộp sản”. Hiểu đơn giản là các công ty NLN góp đất được Nhà nước giao quản lý để liên kết sản xuất với người dân và ăn chia sản phẩm. Giá trị “thu sản” của các công ty NLN cũng không nơi nào giống nơi nào; có nơi công ty hưởng 30%, dân 70%; có hợp đồng là 20% - 80%; thậm chí có liên kết công ty lại hưởng 60%…

Đơn cử, tại xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc triển khai giao khoán theo hình thức, công ty đầu tư giống, phân bón, người dân bỏ công trồng, chăm sóc và bảo vệ; đến cuối kỳ, công ty thu 32m3/ha/chu kỳ. Theo ước tính, năng suất bình quân mỗi ha trồng cây lâu năm trên địa bàn cao lắm cũng chỉ đạt 70m3/ha/chu kỳ; đồng nghĩa một hộ nhận khoán phải nộp gần ½ sản phẩm trồng được cho “chủ đất”.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp EaKar (huyện EaKar, tỉnh Đăk Lăk) thu “phí cây” tính theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng. (Theo Cục Thuế tỉnh Đăk Lăk, đơn vị này đang nợ gần 15 tỷ đồng tiến thuế, trong đó nợ tiền thuế thuê đất từ năm 2014 đến 2016 là gần 1,6 tỉ đồng; nợ thuế thuê đất đến năm 2020 là khoảng 3,5 tỉ đồng…)
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp EaKar (huyện EaKar, tỉnh Đăk Lăk) thu “phí cây” tính theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng. (Theo Cục Thuế tỉnh Đăk Lăk, đơn vị này đang nợ gần 15 tỷ đồng tiền thuế, trong đó nợ tiền thuế thuê đất từ năm 2014 đến 2016 là gần 1,6 tỉ đồng; nợ thuế thuê đất đến năm 2020 là khoảng 3,5 tỉ đồng…)

Còn tại xã Cư Elang (huyện EaKar, tỉnh Đăk Lăk), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp EaKar lại có cách “thu sản” khác; trong đó lạ lùng nhất là “phí cây” được đơn vị tính theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng. Ví dụ, với một hộ nhận khoán đất để trồng cây mít, khi trồng đến năm thứ 4 thì công ty bắt đầu “thu sản”, với mức thu quy thành tiền là 1 triệu đồng/ha, từ năm thứ 6 trở đi tăng lên 2 triệu đồng/ha…

Mặc dù phải nộp sản rất cao, nhưng đại đa số các hộ dân sinh sống trên lâm phần của các Công ty NLN vẫn phải chấp nhận để có kế sinh nhai do thiếu đất sản xuất. Như xã Tân Thành (Hữu Lũng, Lạng Sơn), toàn xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 4.300 ha, nhưng 3.500 ha được giao cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc quản lý và sử dụng từ năm 1996. Vì lẽ đó, đến nay Tân Thành chưa thoát khỏi danh sách xã nghèo; giai đoạn 2021 – 2025 vẫn là xã khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo số liệu tại Hội nghị triển khai Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 25/12/2021, cả nước hiện có 457.029 ha đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được các công ty NLN thực hiện giao khoán, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư; trong đó chủ yếu là giao khoán theo hình thức “khoán gọn”.

Cũng vì “khoán gọn”, “khoán trắng” nên không ít công ty NLN đã không hoàn thành nhiệm vụ “4 quản” (quản lý đất đai - quản lý kỹ thuật - quản lý kế hoạch, quản lý sản phẩm) đối với diện tích đất có nguồn gốc từ các NLTQD được Nhà nước giao. Đây là một phần nguyên nhân khiến tình hình sản xuất NLN ở địa bàn miền núi thường xuyên biến động, nhiều địa phương chưa hình thành cây trồng, vật nuôi chủ lực mà luẩn quẩn “nuôi con gì, trồng cây gì”.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phán ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Trong Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển NLTQD của Bộ Chính trị khóa IX đã quy định rất rõ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đất. Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu, đối với diện tích đất các NLT đã giao khoán, nếu thực hiện đúng hợp đồng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp quy hoạch thì hộ nhận khoán được tiếp tục sử dụng đất theo hợp đồng đã ký kết và có điều chỉnh, bổ sung phù hợp trách nhiệm quản lý đất của NLT; những diện tích khoán trắng cho người nhận khoán (thực chất là cho thuê đất) thì phải thu hồi để chuyển sang hình thức giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 25 giây trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 2 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.