Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bền vững di sản văn hóa các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên: Khẩn cấp cứu nguy di sản (Bài 2)

Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) - 08:51, 09/10/2022

Di sản văn hóa ủa các DTTS là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đồng bào dân tôc Giẻ Triêng thổi đinh tút (Ảnh Tấn Vịnh)
Đồng bào dân tộc Giẻ Triêng thổi đinh tút (Ảnh Tấn Vịnh)

Di sản văn hóa là nguồn “tài nguyên chiến lược”, là vốn quý cho phát triển bền vững. Hiện nay, một vài loại hình di sản của các DTTS ở miền núi thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều loại hình di sản có giá trị như lễ hội truyền thống, diễn xướng dân gian, nghệ thuật tạo hình... Đó là nghệ thuật múa Ka đáu và đấu chiêng đôi của dân tộc Cor, diễn tấu đing tút của dân tộc Gié Triêng, lễ hội tạ ơn rừng, lễ hội kết nghĩa, nghệ thuật tạo hình của dân tộc Cơ Tu, lễ cúng máng nước của dân tộc Xơ Đăng… Các loại hình di sản này cần được bảo tồn, phát huy và tiếp tục lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Trong các di sản đã được công nhận, cần ưu tiên bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi. Đây là di sản làng nghề đặc sắc, giá trị bậc nhất, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, hiện đang có nguy cơ mai một, thất truyền. Hỗ trợ một số làng dệt ở huyện Nam Giang, Đông Giang (Quảng Nam), A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) giữ gìn, phát triển nghề theo phương thức truyền thống: trồng bông, chế biến sợi, nhuộm màu, dệt vải và may mặc. Bảo lưu, phục hồi giống bông vải có nguồn gốc bản địa, kỹ thuật chế tác và dệt hoa văn, kết cườm, chế thuốc nhuộm, nhiều bí quyết khác trong thực hành nghề thủ công đang có nguy cơ thất truyền.

Người thợ dệt dân tộc Cơ Tu đang dệt vải thổ cẩm tại Vinpearl Nam Hội An (Ảnh Tấn Vịnh)
Người thợ dệt dân tộc Cơ Tu đang dệt vải thổ cẩm tại Vinpearl Nam Hội An (Ảnh Tấn Vịnh)

Đặc biệt, cần nhanh chóng phục hồi bí quyết, kỹ thuật “nhuộm bao sợi” (ikat) độc đáo và đặc sắc mà người Cơ Tu ở làng Công Dồn (xã Duôih, huyện Nam Giang). Với kỹ thuật, bí quyết này, người thợ dệt tạo nên một sản phẩm “hoa văn gợn sóng” nguyên sơ, mộc mạc ẩn hiện trên nền vải chàm (ikat indigo). Hiện nay, cả vùng Trường Sơn - Tây Nguyên còn rất ít người nắm giữ bí quyết này.

Bên cạnh đó, cần sưu tầm, giữ gìn và phát huy các loại hình trang phục truyền thống của các dân tộc như Xơ Đăng (nhóm địa phương Ca dong), Hrê, Gié Triêng..., giúp đỡ, hỗ trợ bà con duy trì nghề dệt thổ cẩm, qua đó bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống. Cần nghiên cứu áp dụng các mô hình thổ cẩm ứng dụng trong trường học, nhất là các trường dân tộc nội trú. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm bằng nhiều cách như cung cấp trang phục truyền thống cho học sinh dân tộc ở các trường nội trú, trường phổ thông, làm phong phú, đa dạng các sản phẩm thổ cẩm phục vụ du lịch.

Với tiềm năng đất đai sẵn có, cần hình thành trung tâm trồng bông để cung cấp cho đồng bào địa phương nguồn bông vải thường xuyên và ổn định để đồng bào có nguyên liệu chế biến theo phương thức cổ truyền. Gần đây, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An lần đầu tiên đã trồng được 2 ha bông. Một số thợ dệt Cơ Tu được mời đến Vinpearl Nam Hội An, Làng Lụa Hội An thao tác, trình diễn các công đoạn dệt thổ cẩm phục vụ du khách. Được sự hỗ trợ của Tổ chức cứu trợ quốc tế Nhật Bản (FIRD), đã hình thành “Mạng lưới dệt thổ cẩm”, kết nối các nhóm thợ dệt tại địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Kho lúa của người Xơ Đăng trên sườn núi Ngọc Linh (Ảnh Tấn Vịnh)
Kho lúa của người Xơ Đăng trên sườn núi Ngọc Linh (Ảnh Tấn Vịnh)

Trong công tác tái định cư, cần coi trọng việc kế thừa truyền thống, tránh tình trạng đứt gãy, mất mát di sản văn hóa. Hướng dẫn bà con duy trì phong tục, tập quán, nếp sống tốt đẹp như hương ước, luật tục, tinh thần cố kết cộng đồng, giữ gìn kiến trúc, không gian cư trú truyền thống như nhà cửa, bến nước, kho lúa, vườn tược, trang trại...

Nhà làng truyền thống là loại hình kiến trúc của cộng đồng làng, là một thiết chế thôn bản quan trọng nên cần được ưu tiên hỗ trợ theo từng địa bàn, đối tượng. Đối với đồng bào Xơ Đăng, loại kiến trúc này không còn nữa, nên khẩn thiết hỗ trợ một số xã như Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam (Nam Trà My, Quảng Nam) phục hồi nhà rông truyền thống giống như tại tỉnh Kon Tum.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp của Nhà nước, bà con dân làng ở thôn Lung Loan, xã Trà Cang (huyện Nam Trà My) đã tự mình phục dựng ngôi nhà rông truyền thống. Đây là ngôi nhà rông được phục dựng đầu tiên sau gần 40 năm vắng bóng ở buôn làng Xơ Đăng bên sườn đông núi Ngọc Linh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 2 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 4 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 9 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thời sự - PV - 14:30, 21/11/2024
Trưa 21/11, tại Phủ Thủ tướng ở Thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân chủ trì Lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 13:20, 21/11/2024
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.