Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bền vững di sản văn hóa các DTTS vùng Trường Sơn- Tây Nguyên: Những tinh hoa di sản (Bài 1)

Tấn Vịnh (Trường ĐH Đông Á) - 06:24, 08/10/2022

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng và tiểu vùng văn hóa khác nhau, trong đó tiêu biểu là tiểu vùng văn hóa Trường Sơn. Các DTTS sinh sống lâu đời trên dọc dải Trường Sơn thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Ngữ hệ Nam Á với nhiều thành phần dân tộc như: Cơ Tu, Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xơ đăng, Gié Triêng, Cor, Hrê, Chăm Hroi... Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các dân tộc nơi đây đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa tộc người.

Lễ hội mừng mùa của dân tộc Cơ Tu (Ảnh Tấn Vịnh)
Lễ hội mừng mùa của dân tộc Cơ Tu (Ảnh Tấn Vịnh)

Các DTTS sinh sống ở phía tây các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... vẫn còn bảo lưu nhiều giá trị di sản văn hóa thể hiện bản sắc đặc trưng của dân tộc mình. Về văn hóa vật thể, nổi bật nhất là các loại hình kiến trúc nhà ở, nhà làng truyền thống, nhà mồ, kho lúa và các công cụ sản xuất, vật dụng, đồ dùng sinh hoạt. Trong đó, nhà làng truyền thống là di sản văn hóa vật thể tiêu biểu nhất. Đây được xem như một “ngôi trường” truyền dạy những kinh nghiệm trong sản xuất, sinh hoạt, ứng xử giao tiếp giữa cón người với con người, con người với tự nhiên...

Nhà làng thực sự là một bảo tàng nghệ thuật tạo hình dân gian với nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ với nhiều chủ đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không những mang biểu tượng của vẻ đẹp kiến trúc mà còn biểu tượng của sự nâng đỡ, tương tác, kết nối với nhau, thể hiện rõ tinh thần cố kết cộng đồng.

Bên cạnh di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc ở vùng núi Trường Sơn cũng rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, văn học truyền miệng, nghệ thuật tạo hình, nghề thủ công...

Trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, nghề thủ công đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Đồng bào đã làm ra những vật dụng phục vụ cuộc sống như gùi, nong nia, dần sàng, công cụ đánh bắt và vải vóc để làm trang phục, đảm bảo nhu cầu ăn mặc và thể hiện bản sắc dân tộc.

Nhờ bảo lưu, giữ gìn nghề dệt nên đồng bào Cơ Tu là dân tộc sở hữu bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh, phong phú với nhiều loại hình như váy, áo, khố, tấm choàng, mũ, dây buộc tóc và thắt ngực..., hoa văn và màu sắc khá nổi bật so với các dân tộc ở núi rừng Trường Sơn. Sản phẩm dệt của đồng bào Cơ Tu không chỉ có giá trị vật chất, là thước đo giá trị xã hội, sự giàu có của mỗi gia đình, dòng tộc mà còn có giá trị về thẩm mỹ, là cốt cách, sắc thái riêng của dân tộc.

Phụ nữ Cơ Tu làng Công Dồn xã Zuôich, huyện Nam Giang (Quảng Nam) phơi bông để dệt thổ cẩm (Ảnh Tấn Vịnh)
Phụ nữ Cơ Tu làng Công Dồn, xã Zuôich, huyện Nam Giang (Quảng Nam) phơi bông để dệt thổ cẩm (Ảnh Tấn Vịnh)

Bên cạnh đó, các dân tộc ở vùng Trường Sơn có nhiều lễ hội truyền thống liên quan đến vòng đời người hoặc lễ nghi nông nghiệp như lễ ăn mừng lúa mới, lễ Ngã rạ; lễ hội cộng đồng như mừng nhà gươl mới, lễ kết nghĩa ăn thề, lễ cúng máng nước, lễ tạ ơn rừng... Các lễ hội lớn đều quy tụ các loại hình diễn xướng dân gian, tiêu biểu như múa điệu tân tung dă dá của dân tộc Cơ Tu, múa ka đấu, đấu chiêng đôi của dân tộc Cor, thổi đing tút của dân tộc Gié Triêng, trống đôi, cồng ba, chiêng năm của dân tộc Ba Na và người Chăm Hroi... Lễ hội các dân tộc là sự hội tụ cao độ của các tinh hoa văn hoá, những gì hay nhất, đẹp nhất hầu như tập trung lại để từ đây, thông qua sự tham gia của các thành viên, lan toả trở lại cộng đồng.

Trong văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn đã tích lũy nhiều tri thức bản địa quý báu về canh tác nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi từ đất đai, núi rừng, sông suối để có nguồn lương thực, thực phẩm bảo đảm cuộc sống. Cách khai thác, bảo quản, chế biến những món ăn thức uống, tổ chức ăn uống trong từng gia đình và cộng đồng cũng thể hiện rõ bản sắc văn hóa tộc người.

Ẩm thực không những phục vụ nhu cầu của cá nhân, cộng đồng trong cuộc sống hàng ngày, các lễ hội truyền thống mà còn trở thành đặc sản ẩm thực dân tộc mang đậm hương vị núi rừng. Một số nguồn nguyên liệu từ núi non như gạo rẫy nếp nương, chuối rừng, bầu bí, rau rừng; những món ăn, thức uống của đồng bào như cơm lam, rượu tà vạt, cá suối, thịt gác bếp… được đưa vào thực đơn tại các điểm du lịch cộng đồng cũng như các siêu thị, nhà hàng, quán ăn ở phố thị vùng cao và đồng bằng. Nguồn sống, sản vật từ núi rừng chẳng những đáp ứng nhu cầu ăn mặc cho đồng bào mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa, bảo đảm các tiêu chí về an toàn thực phẩm, được sự ưa chuộng của người tiêu dùng.

Các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nói trên đã tạo ra sức sống, sự phong phú, đa dạng và nét độc đáo của các dân tộc. 

Múa ka đấu của dân tộc Cor (Ảnh Tấn Vịnh)
Múa ka đấu của dân tộc Cor (Ảnh Tấn Vịnh)

Cho đến nay, một số loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Nghề dệt thổ cẩm, vũ điệu tân tung da dá, nghệ thuật nói lý-hát lý. Nghệ thuật trang trí trên cây nêu và bộ gu của dân tộc Cor cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghệ thuật biểu diễn trống chiêng, điển hình như trống đôi, cồng ba, chiêng năm đặc sắc của người Chăm Hroi cũng được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Loại hình nghệ diễn xướng cồng chiêng tiểu vùng Trường Sơn cũng tương đồng, có sự giao lưu, ảnh hưởng với Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa truyền khẩu của nhân loại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 1.000 hộ dân Quảng Trị sơ tán tránh lũ đến nơi an toàn

Hơn 1.000 hộ dân Quảng Trị sơ tán tránh lũ đến nơi an toàn

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Trong 2 ngày qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to và rất to với lượng mưa phổ biến từ 60-130mm, có nơi cao hơn như Tà Long 370mm. Địa phương đã tổ chức sơ tán hơn 1.000 hộ với gần 3.000 người dân ở các vùng xung yếu, có nguy cơ lũ quét, sạt lở núi đến nơi an toàn.
Kiên Giang: Huy động các lực lượng giúp dân khắc phục sạt lở núi và ngập nước

Kiên Giang: Huy động các lực lượng giúp dân khắc phục sạt lở núi và ngập nước

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 1 giờ trước
Trung tá Nguyễn Thành Nhân - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nam Du, thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang cho biết, thời tiết xấu, có mưa to gió lớn kéo dài, dẫn đến các đoạn đường xung quanh xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang xảy ra nhiều điểm sạt lở lớn và nhỏ. Do đó, đơn vị đã khẩn trương phối hợp với UBND xã An Sơn các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn tham gia khắc phục sạt lở.
Bắc Hà (Lào Cai): Chủ động phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau cơn bão số 3

Bắc Hà (Lào Cai): Chủ động phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau cơn bão số 3

Trang địa phương - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành Y tế huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã và đang tập trung triển khai các biện pháp không để dịch bệnh bùng phát sau cơn bão số 3.
Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 11 giờ trước
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS và miền núi là một trong những hướng đi trọng tâm được huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang triển khai tích cực và thực hiện có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Tin tức - Mai Hương - 11 giờ trước
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết, sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Tin tức - Thành Nhân - 11 giờ trước
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Đồng Nai đã tổ chức Lễ ký kết chương trình hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, truyền thông, đào tạo và các lĩnh vực khác, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Thời sự - PV - 19:55, 19/09/2024
Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Thời sự - PV - 19:00, 19/09/2024
Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ:
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:55, 19/09/2024
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức Lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.