Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trợ lực giúp Ninh Thuận thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa

Nhật Nguyên- Ngọc Ánh - 10:01, 13/10/2022

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; các sở, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch triển khai Dự án 6 về bảo tồn, phát huy văn hóa thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi. Hy vọng đây sẽ là nguồn lực mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả công tác này.

Đồng bào Chăm múa trên tháp dịp Lễ hội Ka tê 2021
Đồng bào Chăm múa trên tháp dịp Lễ hội Ka tê 2021

Vùng đất của những di sản văn hóa 

Ninh Thuận có 6 huyện và 1 thành phố với 65 xã, phường, thị trấn; 397 thôn, khu phố. Thành phần dân cư cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh đa dạng, bao gồm các dân tộc: Kinh, Chăm, Raglai, Chu Ru, Cơ Ho, Hoa ... tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc, thể hiện rõ nét đặc trưng về văn hóa của từng dân tộc trong tỉnh.

Tuy đời sống vật chất của nhân dân còn khó khăn, nhưng Ninh Thuận lại là nơi giàu có về văn hóa, bao gồm hệ thống văn hóa: Đình, chùa, lăng miếu, đền, tháp Chăm; hệ thống văn hóa phi vật thể như lễ hội, ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống... để lại cho thế hệ hôm nay nhiều di sản văn hóa tiêu biểu và độc đáo, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có tổng số 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê, gồm các loại hình: Đình làng; chùa; miếu; nhà thờ; lăng (lăng thờ cá Voi/cá Ông); tháp Chăm; thánh đường Hồi giáo; đền thờ của người Chăm; phế tích, bia ký Chăm; di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh...

Hiện tại, Ninh Thuận đã có 64 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Cụ thể, có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai; 17 di sản cấp quốc gia, trong đó có 12 di tích, 5 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc; Lễ hội Katê của đồng bào Chăm; Lễ Bỏ mả của người Raglai; Lễ Cầu ngư của ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận và Danh lam thắng cảnh quốc gia Vịnh Vĩnh Hy. Có 44 di tích được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh...

Ngoài các di tích, di sản đã được xếp hạng và công nhận ở các cấp, Ninh Thuận còn có hệ thống các lễ nghi, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, văn học nghệ thuật dân gian của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn; Tết Cổ truyền Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Bàni; nghệ thuật làm gốm truyền thống; nghề dệt thổ cẩm truyền thống; nghề làm thuốc Nam của người Chăm; lễ Bỏ mả với nghệ thuật trình diễn mả la của người Raglai; lễ hội cầu ngư (với các hoạt động hát tuồng, hát lăng, đua thuyền rồng, lễ xuất quân đánh bắt đầu năm, nghinh ông cầu mùa) của ngư dân vùng ven biển… Đó là vốn quý về văn hóa, tô đậm thêm bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của tỉnh Ninh Thuận.

Tháp Chăm- di sản văn hóa của đồng bào Chăm Ninh Thuận
Tháp Chăm- di sản văn hóa của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Chú trọng bảo tồn, phát huy di sản

Để lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa. Tập trung xây dựng và thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa; tạo điều kiện hỗ trợ phát triển văn học, nghệ thuật. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, triển lãm, thông tin lưu động, cổ động trực quan, biểu diễn nghệ thuật nhằm bảo tồn giá trị di sản văn hóa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân…

Tỉnh cũng phát huy vai trò của chức sắc, chức việc cùng các nghệ nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây là những người nắm giữ và lưu truyền di sản văn hóa của dân tộc và của quốc gia, đã có những cống hiến xuất sắc trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Nghi thức rước y trang của người Chăm
Nghi thức rước y trang của người Chăm

Ngoài ra, việc duy trì phong tục, tập quán lành mạnh, tốt đẹp, các lễ hội truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy. Điển hình như: Lễ hội cúng Xuân, cúng Thu hàng năm tại các đình, đền, lăng, miếu, lễ cầu ngư của người Kinh; Lễ hội Katê, Ramưwan của đồng bào Chăm; lễ bỏ mả, ăn đầu lúa, lễ báo hiếu của người Raglai...

Triển khai dự án 6 về bảo tồn, phát huy văn hóa

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, từ cuối tháng 12/2021, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch số 6670/KH-UBND về thực hiện Dự án “Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2030, viết tắt là Kế hoạch).

Theo đó, Kế hoạch xác định các nội dung thực hiện giai đoạn 2021-2030 bao gồm: Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS (dân tộc Chăm và dân tộc Raglai); Tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Tập trung ưu tiên thực hiện bảo tồn lễ hội Katê của người Chăm tại các huyện trong tỉnh có phân bố lễ hội; bảo tồn tập quán tín ngưỡng lễ hội đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc; bảo tồn lễ Bỏ mả của người Raglai tỉnh Ninh Thuận và các nghi lễ, phong tục tập quán tốt đẹp khác của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Các thiếu nữ Chăm biểu diễn múa quạt mừng Lễ hội Katê 2020 tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu ( huyện Ninh Phước)
Các thiếu nữ Chăm biểu diễn múa quạt mừng Lễ hội Katê 2020 tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước)

Đồng thời, xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận; Xây dựng điểm sáng văn hóa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc tại các vùng có đông đảo bà con DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh, làm nòng cốt nhân rộng lan tỏa tại các địa phương.

Tỉnh cũng sẽ tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch: kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn và phục vụ lưu trú; kỹ năng điều hành tour, phục vụ du lịch; Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. Bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc hoặc có nguy cơ thất truyền, mai một để lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cùng với đó, tập trung hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS; Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu trên địa bàn của các DTTS; Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Như vậy, với nguồn hỗ trợ kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025), đây sẽ là trợ lực quan trọng giúp tỉnh Ninh Thuận thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Không khí chuẩn bị đón Tết Chôl Chnăm Thmây rộn ràng nơi phum, sóc

Về với đồng bào Khmer ở các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer đang tới gần. Đi qua từng phum sóc, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng, náo nức chuẩn bị đón tết cổ truyền của đồng bào qua từng việc làm, hoạt động cụ thể.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 14 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 14 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 14 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 14 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 14 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 15 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 15 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 15 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 15 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.