Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đi theo những mùa hoa

Giang Lam - 12:06, 09/10/2022

“Với những người chăn ong, ngày nào cũng là ngày xuân. Bởi ở nơi nào có hoa thơm, cỏ lạ thì nơi đó chính là nhà, là mùa xuân của chúng tôi”. Anh Triệu Văn Cường, dân tộc Dao, ví von như thế. Nghiệp nuôi ong của chàng trai trẻ 9x người Dao thật có nhiều điều để nói. Những long đong của nghề đã trở thành chuyện thường như cơm bữa. Mới ở tuổi 32 mà khuôn mặt anh đậm nét phong trần, từng trải của người bôn ba tứ xứ trong hành trình đi theo những mùa hoa.

Anh Triệu Văn Cường (đứng giữa) trao đổi kinh nghiệm nuôi ong với người dân trong huyện
Anh Triệu Văn Cường (đứng giữa) trao đổi kinh nghiệm nuôi ong với người dân trong huyện

Theo những mùa hoa

Trong câu chuyện anh Triệu Văn Cường, người Dao thôn Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang kể về quá trình làm nghề nuôi ong, có thời gian được ở nhà rất ít ỏi. Hành trình theo đàn ong bắt đầu từ đầu năm đến tận cuối tháng 12, công việc cứ thế cuốn anh miệt mài, rong ruổi cùng đàn ong… Anh bảo, nơi nào có hoa thơm cỏ lạ thì người nuôi ong tìm đến. Con ong ở đâu thì con người cũng sẽ ở đó. Cứ vài tháng người chăn ong lại di cư theo những mùa hoa. Rồi phải theo sát ong từng giờ, từng ngày ở những vùng đất mới và chăm sóc kỹ càng như chăm con thơ.

Tháng ngày đó, hành trang anh Cường mang theo là hàng trăm thùng ong cùng những lều bạt đơn sơ được cuốn gói vội vàng. Quy trình di dời đàn ong từ vùng đất này đến vùng đất khác khá phức tạp, chỉ có thể di chuyển vào ban đêm để không làm ảnh hướng đến ong và đảm bảo ong đã về hết tổ. Đêm đến, qua 7 giờ tối, khi tất cả đàn ong đều đã vào thùng, thì người nuôi ong mới đóng nắp lại, bốc vác lên xe và di chuyển chầm chậm trong đêm.

Từ tháng 1 đến tháng 4, vào mùa hoa mơ, mận, nhãn, xoài, bơ nở, anh Cường lại chở đàn ong đến xã Vinh Quang (Chiêm Hóa) hay chạy xuôi về Bắc Giang, Bắc Ninh để hút mật vải nhãn. Từ cuối tháng 4 đến tháng 7, đưa đàn ong về các xã ở huyện Hàm Yên lấy mật keo. Còn đầu 9 đến tháng 11, lại mang ong theo hành trình lên Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang) để lấy mật bạc hà.

Từ tháng 1 đến tháng 4, anh Triệu Văn Cường đưa ong đi hút mật hoa vải, hoa nhãn
Từ tháng 1 đến tháng 4, anh Triệu Văn Cường đưa ong đi hút mật hoa vải, hoa nhãn

Do di chuyển đàn ong theo những mùa hoa nên chất lượng mật của ong ở mỗi mùa, mỗi thời điểm là khác nhau. Anh Cường chia sẻ, nếu nuôi ong mà không di chuyển theo những mùa hoa, để ong cố định một chỗ thì có lẽ ong sẽ đói, chết nhiều, thậm chí có đàn còn bỏ tổ bay đi lên núi.

Khi đi đến những vùng đất lạ thường bị nhắc nhở, nghiêm cấm không cho đặt ong. Câu chuyện mà anh Cường nhớ mãi, có lần đưa ong lên Quản Bạ (Hà Giang) để hút mật bạc hà, đồng bào cả bản chạy ra thu hết đõ ong. Bởi bà con địa phương cũng nuôi ong lấy mật. Cũng phải mất gần 1 ngày trời, anh Cường mới “dân vận” thành công để đồng bào trả lại đõ ong. Sau đó, anh cũng đặt vấn đề cho thuê địa điểm để ong được thỏa thích hút mật. Cách trò chuyện chân thành, giá cả lại hậu hĩnh nên bà con bản địa đồng ý ngay. Anh Cường bảo, làm kinh tế đôi khi mình cũng phải biết lùi, biết tiến, chia sẻ lợi nhuận cho mọi người, có thế mới phát triển lâu dài được. Bởi “muốn đi nhanh thì đi một mình và muốn đi xa phải đi cùng nhau” mà.

Mười thương” nuôi ong…

Chàng trai người Dao khá dí dỏm với cách trò chuyện duyên dáng:“ Một thương ong chúa đẻ nhiều/ Hai thương ong thợ dập dìu vào ra/ Ba thương ong đực mượt mà/ Bốn thương trùng trứng nõn nà dễ chăm/ Năm thương cầu ong mượt mà/ Sáu thương phấn bạc các phần đều dư/ Bảy thương hoa nở tốt tươi/ Tám thương mưa gió mát lành bình an/ Chín thương ong đẹp vườn nhà/ Mười thương giọt mật sánh vàng ngọt thơm”. Anh Cường đọc cho tôi nghe đoạn thơ mà cánh thợ ong truyền tai nhau, hát hò trên con đường du mục với nghề.

Anh Cường tốt nghiệp Khoa Xây dựng cầu đường của một trường Cao đẳng tại Hà Nội, sau khi bôn ba mấy năm trời, anh quyết định về quê lập nghiệp, lặn lội mấy tháng trời xuống Ba Vì (Hà Nội) học nghề nuôi ong. Chàng trai hơn 20 tuổi, lấy vợ ra ở riêng, với số vốn gần 100 triệu đồng, 9X người Dao đã liều lĩnh đầu tư toàn bộ cho lần khởi nghiệp đầu đời này.

Mấy tháng sau khi đón 100 đàn ong về vườn nhà, anh Cường đã gần như rơi vào khủng hoảng khi chứng kiến lần lượt từng đàn ong bay toán loạn, bỏ tổ ra đi. Lúc đó anh Cường và vợ đứng nhìn trong bất lực, “của đau con xót”, chỉ biết gào thét, gọi ong trong vô vọng. Thế nhưng khi trấn tĩnh lại, anh tự xốc lại tinh thần, quyết tâm ngã ở đâu thì đứng lên ở đó. Anh Cường lao vào tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ong bỏ đàn.

Anh Cường bảo, quả thực làm cái gì thì cũng phải chú tâm, thận trọng và đặc biệt là phải có tấm lòng. Nuôi ong cũng vậy, phải hiểu đặc tính loài vật này và phải biết yêu thương chúng như người thân trong gia đình mình vậy. Có như thế thì ong mới tận hiến dâng mật.

Ngày đó vì mong thu được nhiều mật nên tham để lại nhiều cầu mong ong nhả mật, vì làm việc quá sức nên ong mới bỏ đi. Nuôi ong có nhiều cái lo, nhất là về thời tiết. Con ong thường chỉ lấy phấn hoa, hút mật vào những ngày đẹp trời. Nếu thời tiết thuận lợi, ong cần mẫn đi tìm mồi nhưng khi gặp mưa bão ong cứ ở lì trong tổ dẫn đến ong đói và chết. Bệnh tật của ong có thể ngừa được nhưng “dính” thuốc bảo vệ thực vật thì rất khó lường. Chẳng may ong hút phải hoa mới phun xịt thuốc thì sẽ chết hàng loạt.

Anh Triệu Văn Cường thường xuyên thực hiện đăng bài quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội
Anh Triệu Văn Cường thường xuyên thực hiện đăng bài quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội

Anh Cường đúc kết, nghề nuôi ong dễ mà khó. Dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng lại khó với những ai thích ăn xổi, không chịu đầu tư kỹ thuật. Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm ruộng vườn và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm, cẩn trọng.

Gia đình anh Cường có 300 đàn ong cho thu nhập đều đặn trên 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, anh Cường còn năng động phát triển mô hình chăn nuôi dúi khá hiệu quả. Để kích cầu cho sản phẩm, anh tích cực học hỏi chụp ảnh, quay video quảng bá qua các trang mạng xã hội. Có khách hàng ở tận trong Nam và có cả những khách hàng ở nước ngoài đặt mua đều đặn.

Anh Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cho rằng, đây là mô hình nuôi ong điển hình và hiệu quả, hàng năm được nhiều đoàn khách trong và ngoài huyện đến tham quan học hỏi. Bên cạnh đó, anh Cường là một trong những hội viên năng động, không chỉ phát triển riêng kinh tế gia đình, anh còn thành lập các hội, nhóm trên không gian mạng về phát triển kinh tế, thu hút đông đảo thành viên là các hội viên nông dân trong vùng cùng tham gia. Đa số các sản phẩm của anh Cường và các hội viên đều được liên kết, tiêu thụ qua không gian mạng.

Thành công của Triệu Văn Cường đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên DTTS, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.