Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thu nhập cao từ nghề nuôi ong

Quỳnh Chi - 08:39, 22/04/2021

Nghề nuôi ong đang ngày càng phát triển ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Nhờ đó, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở địa phương này luôn có được nguồn thu nhập ổn định, thoát nghèo. Điển hình như ông Lê Thọ Cuốn, ở xã Xuân Dương, 40 năm qua gắn bó với nghề nuôi ong đã cho gia đình ông thu nhập cao.

Ông Lê Thọ Cuốn là người nuôi ong với số lượng lớn tại huyện miền núi Thường Xuân
Ông Lê Thọ Cuốn là người nuôi ong với số lượng lớn tại huyện miền núi Thường Xuân

Đã có 40 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, ông Lê Thọ Cuốn (SN 1954), thôn Thống Nhất 1, xã Xuân Dương, là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ong ở huyện miền núi Thường Xuân. Từ thuở còn là chàng thanh niên trẻ, ông Cuốn đã học cách thuần ong rừng, để làm ra những mẻ mật tinh túy, chất lượng. Đến nay, ông có hơn 50 đàn ong, đặt ở nhiều khu vườn khác nhau.

Theo kinh nghiệm của ông, ong lấy mật quanh năm, chúng luôn tìm nơi có hoa nở. Mùa thu hoạch mật ong thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 6, khoảng thời gian này mật ong dồi dào nhất trong năm. Đôi khi, cũng tùy thuộc vào nguồn hoa, khi nào kiểm tra thấy cầu ong có mật đầy, thì người nuôi ong sẽ tiến hành thu hoạch.

"Tuy nhiên, vào tháng 3, ong lấy được nhiều mật hơn cả và mật mùa này cũng ngon nhất. Đây là thời điểm tuyệt vời để nông dân thu hoạch mật ong, bởi mùa xuân cây cối nhiều hoa, ong làm mật chăm chỉ và cho ra những mẻ mật ngon nhất', ông Cuốn chia sẻ.

Mặc áo và mũ choàng màu tím, đeo găng tay bảo vệ, ông Cuốn cùng mấy người bạn nhẹ nhàng tiến vào khu vườn đặt các thùng gỗ nuôi ong. Cẩn thận mở nắp thùng, đàn ong túa ra, ông Cuốn nhấc từng cầu ong đầy mật ra khỏi thùng, đưa cho một người đứng cạnh để mang đi quay mật. Thông thường, ông để lại một cầu mật còn nguyên trong thùng để đàn ong không bỏ đi mất.

"Tôi hiểu đàn ong còn hơn hiểu bản thân mình. Không phải tôi nuôi chúng, mà là chúng đã nuôi tôi có ngày hôm nay", lão nông nói. 

Theo ông Cuốn, cách khoảng 10 đến 15 ngày, ông quay mật một lần. Qua tháng 6, ông nghỉ khai thác để tách đàn, nhân giống.

"Ong sẽ gắn bó khi ta đảm bảo chúng luôn đủ mật, để nuôi ong non vào mùa ong không lấy được mật. Do đó, người nuôi ong phải giữ đủ lượng mật cho ong", ông Cuốn chia sẻ  kinh nghiệm.

Theo ông Cuốn, nỗi lo của người nuôi, là ong lấy mật ở những cây hoa có phun thuốc bảo vệ thực vật khiến ong bị chết, hoặc gặp năm thời tiết thất thường, nguồn hoa ít. Muốn có được năng suất mật lớn, người nuôi ong phải di chuyển đàn ong, đến nơi có nguồn hoa mới để chúng có nguyên liệu làm mật quanh năm. Để đàn ong khỏe mạnh, không bệnh tật, ông phải thường xuyên kiểm tra, che chắn khi thời tiết xấu.

Từ tháng 3 đến tháng 6, ong cho quay mật liên tục. Cách khoảng 10 đến 15 ngày lại cho thu hoạch một lần hoặc cũng tùy vào nguồn hoa.
Từ tháng 3 đến tháng 6 là thời gian ong cho mật nhiều nhất trong năm

Được biết, mỗi năm, ông Cuốn thu hoạch hơn 1 tấn mật ong. Với giá bán ra thị trường từ 250 - 300 nghìn đồng/lít, lão nông thu về trên 200 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi ong lấy mật, ông còn bán giống ong, chuyển giao kỹ thuật nuôi cho những người có nhu cầu. Thu nhập ổn định từ nghề nuôi ong nhiều năm qua, đã giúp kinh tế gia đình ông khá giả.

"Nuôi ong chi phí đầu tư thấp, vốn đầu tư ban đầu không lớn, không mất nhiều diện tích, có thể nói là "một vốn bốn lời", lão nông chia sẻ. 

Tâm huyết với nghề, hiện nay ông Cuốn nhận giúp đỡ, truyền nghề cho các hộ nuôi khác. Nhờ đó, nhiều hộ ở Thường Xuân đã có thêm thu nhập từ nghề nuôi ong.

Là một trong những hộ nuôi ong được sự hướng dẫn của Lê Thọ Cuốn, ông Trần Cao Vinh (72 tuổi), thôn Thống Nhất 3, phấn khởi nói, hiện ông có 10 đàn ong. Mỗi vụ quay mật, dù chỉ nuôi quy mô nhỏ, ông vẫn có thu nhập ổn định khi bán ra thị trường với giá 250 - 300 nghìn đồng/lít mật.

“Công việc nuôi ong cũng không phải vất vả chân tay nhiều, chỉ phải dành nhiều thời gian quan tâm đến chúng. Tôi thấy rất phù hợp với sức khỏe tuổi già như tôi. Không nặng nhọc hay áp lực, bù lại có thêm niềm vui”, ông Vinh nói.

Được biết, nghề nuôi ong ở huyện Thường Xuân đang ngày càng phát triển, với hàng trăm hộ nuôi ong. Địa phương cũng đang từng bước xây dựng sản phẩm mật ong của nông dân huyện Thường Xuân, trở thành một trong những sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.