Nghệ nhân A Kyunh (44 tuổi) hiện là Đội trưởng đội chiêng nam thôn Kon Tơ Neh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Nhiều năm qua, anh luôn giữ vững niềm đam mê, nhiệt huyết “giữ lửa” cho văn hóa cồng chiêng; đồng thời góp phần truyền dạy lại cho các thế hệ con cháu trong làng.
Bám sát địa bàn, thấu hiểu những mong muốn của bà con bên kia biên giới; thời gian qua, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình đã triển khai có hiệu quả mô hình “Ánh sáng vùng biên”, mang ánh sáng đến các bản làng người Lào giáp biên giới Việt Nam. Kết quả tích cực từ mô hình không chỉ mang đến niềm vui cho đồng bào khu vực biên giới, mà còn góp phần tô thắm thêm hình ảnh của những người lính “quân hàm xanh” nơi biên cương Tổ quốc, thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai quốc gia…
Cách đây chừng 4 năm, từng bị gọi là “làng nát rượu”, nhưng bây giờ Đăk Pao đã không còn bóng ma men. Những ngôi nhà ngói đỏ tươi mới nổi bật lên giữa núi rừng xanh thẫm; cái đói cái nghèo đã được đẩy lùi, đời sống người dân đã đổi thay đáng kể.
Mật ong Việt Nam xuất khẩu liên tục sang EU, Mỹ; trái xoài Sơn La xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như Anh, Australia; trái vải Lục Ngạn được đánh giá rất cao ở Nhật Bản, Pháp… Điều này cho thấy, những chính sách xây dựng, phát triển thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ, nhất là việc cung cấp thông tin thị trường cho bà con ở khu vực miền núi đã và đang phát huy hiệu quả.
Hình mẫu từ lịch sử Việt Nam cho thấy, khi người dân cùng đoàn kết, đồng lòng thì đều có thể giành chiến thắng. Trong bối cảnh hiện tại, khi thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh dịch bệnh, quân sự, khủng bố; trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn, thì Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế. Việc đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) một lần nữa khẳng định mục tiêu vì tự do, độc lập dân tộc, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội của Việt Nam.
Quyền tiếp cận thông tin (TCTT) là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã pháp điển hóa quyền cơ bản này thông qua Luật tiếp cận thông tin. Trong đại dịch Covid-19, những quy định của Luật đã được thực thi, bảo đảm tất cả mọi người được TCTT liên quan đến dịch bệnh để có những giải pháp và nghĩa vụ trong việc phòng chống.
Vừa qua, trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam khu vực phía Bắc.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Chăm, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang đã tái hiện Lễ cắt tóc và đặt tên cho con của người Chăm Islam.
Nghỉ hưu trở về quê, ông Y’Nguôm Byă ở buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk được người dân tin tưởng bầu là Người có uy tín. Nhiều năm qua, ông Y’Nguôm Byă không những tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà còn nỗ lực giữ gìn nét đẹp văn hóa của đồng bào Mnông.
Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú - THPT Miền Tây (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) luôn nỗ lực vì sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc, góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ là người DTTS cho địa phương..
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi sinh sống của nhiều DTTS. Vùng đất này có bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trước thực tế có nhiều lễ hội, di sản văn hóa có nguy cơ mai một, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động các nguồn lực để triển khai nhiều giải pháp khôi phục. Hiện nay, tỉnh đang tranh thủ nguồn đầu tư hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, để đầu tư, lưu giữ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng các DTTS.
Suốt hành trình hơn 30 năm, tận tâm từ giảng dạy đến biên soạn nhiều tài liệu tiếng Bru Vân Kiều, thầy Hồ Quang Tuyến - giáo viên Trường PTDT Nội trú Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã thực hiện được mong muốn của mình “không để ngôn ngữ, chữ viết của người Bru Vân kiều bị mai một”.
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, với mong muốn nhường sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cho những hộ khó khăn hơn.
Trong nhiều năm qua, ông Hoàng Văn Trình, sinh năm 1952, dân tộc Nùng, Người có uy tín thôn Quyết Tiến, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, là nòng cốt tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương. Ông là người có rất nhiều đóng góp cho sự đổi thay của thôn Quyết Tiến.
Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Bế Ngọc Thuấn - Phó trưởng Ban Dân tộc Bắc Kạn xung quanh vấn đề này.
Từ ngày 17 - 22/11, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022.
Đảng, Nhà nước ta luôn xác định lợi ích Nhân dân là tối thượng, trong đó bao gồm việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân. Trong các quyền cơ bản đó, quyền được sống là trên hết, được Đảng, Nhà nước ta bảo đảm; không chỉ cho Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước mà còn cả với người nước ngoài đang sống trên đất nước ta.
Vừa qua, tại không gian Làng dân tộc Ê Đê, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện Lễ kết nghĩa Mẹ - Con giữa mẹ nuôi (Hyum Niê) và con nuôi (Y Vâng Brông) đến từ buôn Tơng Ju, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk theo đúng nghi thức truyền thống của đồng bào Ê Đê.
Cha Ba Riang (Mừng cơm mới) là Lễ hội gửi gắm ước mơ của người Tà Riềng, mong thần lúa ban cho mọi gia đình có cái ăn, cái để. Đây là lễ hội tồn tại lâu đời nhất trong đời sống lao động sản xuất của người Tà Riềng, huyện Nam Giang (Quảng Nam) và được những người con sinh sống trên vùng Trường Sơn gìn giữ từ bao thế hệ ông cha tới tận ngày nay.
Nghe tiếng già làng, Người có uy tín Hồ Văn Ly - một “nghệ nhân" được dân phong đã lâu, thế nhưng chúng tôi chưa có cơ duyên được gặp. Nhận được cuộc điện thoại từ chị Hồ Thị Biến, cán bộ văn hóa xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) thông báo ở thôn Công Ta Năng sắp diễn ra lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào Bh’noong. Một công đôi việc, chúng tôi hào hứng lên đường tác nghiệp.