Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định

Tùng Nguyên - 08:16, 24/11/2022

Hình mẫu từ lịch sử Việt Nam cho thấy, khi người dân cùng đoàn kết, đồng lòng thì đều có thể giành chiến thắng. Trong bối cảnh hiện tại, khi thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh dịch bệnh, quân sự, khủng bố; trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn, thì Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế. Việc đăng cai tổ chức Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) một lần nữa khẳng định mục tiêu vì tự do, độc lập dân tộc, vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội của Việt Nam.

Đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 22/11/2022. (Nguồn: bqllang.gov.vn)
Đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 22/11/2022. (Nguồn: bqllang.gov.vn)

Thành viên có trách nhiệm, tích cực của WPC

Diễn ra tại Hà Nội và Quảng Ninh từ ngày 21 đến 26/11/2022, Đại hội lần thứ 22 của WPC có sự tham gia của khoảng 200 đại biểu trong nước và quốc tế đến từ 49 quốc gia thuộc các tổ chức thành viên của WPC. Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam phối hợp với Ủy ban Hòa bình Việt Nam và Ban chấp hành WPC tổ chức.

Theo ông Phan Anh Sơn, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội lần thứ 22 của WPC, Đại hội lần thứ 22 của WPC được tổ chức ở Việt Nam là sự kiện nhằm triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 5/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới.

Sự kiện này cũng cho thấy đóng góp tích cực của Việt Nam, đối với các hoạt động của Hội đồng nói riêng và phong trào hòa bình thế giới nói chung; đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam nói chung, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng, trong phong trào hòa bình thế giới, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, tích cực của cộng đồng quốc tế.

Đại hội lần thứ 22 của WPC khai mạc chiều 22/11/2022 tại Hà Nội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Đại hội lần thứ 22 của WPC khai mạc chiều 22/11/2022 tại Hà Nội. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Thêm vào đó, Đại hội lần thứ 22 của WPC, cũng là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ủy ban Hòa bình Việt Nam với Hội đồng và các thành viên khác của WPC; thúc đẩy tuyên truyền, quảng bá về Việt Nam và phong trào hòa bình Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng và các thành viên đối với các vấn đề phù hợp với lợi ích của ta như Biển Đông, nạn nhân chất độc da cam/dioxin...

Tại Lễ khai mạc chiều 21/11, bà Socorro Gomes Coelho, Chủ tịch WPC đánh giá, Đại hội lần thứ 22 của WPC diễn ra trong bối cảnh nhân loại đang sống trong thời kỳ đầy khó khăn, thách thức. Chính trong bối cảnh đó, với tầm nhìn rộng lớn, với tinh thần đấu tranh và đoàn kết, các đại biểu sẽ cùng nhau đề ra đường lối và nhiệm vụ của Hội đồng, đóng góp vào nỗ lực chung của các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới nhằm ngăn chặn và đánh bại các thế lực hiếu chiến, phản động đang đe dọa phá hủy những thành tựu lịch sử của nhân loại.

Gặp gỡ Việt Nam

Tại buổi “Gặp gỡ Việt Nam” trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 22 của WPC được tổ chức ngày 22/11, bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á - Âu, thành viên WPC, khẳng định, tư tưởng hòa bình của Việt Nam nằm trong các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc WPC lựa chọn Việt Nam là nơi tổ chức Đại hội lần thứ 22 là hết sức đúng đắn; đặc biệt là khi Việt Nam đang hướng tới Lễ kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris (27/1/1973 – 27/1/2023) - Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, thành viên của WPC chia sẻ cảm nhận khi được trở lại Việt Nam. (Ảnh: dangcongsan.vn)
Bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á – Âu, thành viên của WPC chia sẻ cảm nhận khi được trở lại Việt Nam. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Chia sẻ câu chuyện cá nhân, bà Corazon Valdez Fabros cho biết, ngay khi bà còn là sinh viên, những câu chuyện về đất nước và Nhân dân Việt Nam đứng vững trong chiến tranh, vượt qua khó khăn, vươn lên luôn là niềm cảm hứng cho bà cũng như những thanh niên thời đó của đất nước Philippines, quê hương bà.

Theo bà Corazon Valdez Fabros cho rằng, mô hình phát triển của Việt Nam rất hiệu quả. Hai nước Việt Nam và Philippines có nhiều điểm đồng, tình hữu nghị của hai nước luôn tiến về phía trước, cùng nhau tạo ra lợi ích cho không chỉ cho một quốc gia cụ thể, mà cho cả khu vực.

Đồng quan điểm, Tổng Thư ký WPC, ông Athanasios Pafilis, cho biết, việc Việt Nam được lựa chọn để đăng cai Đại hội lần này có ý nghĩa rất quan trọng. Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định dù cho trong khu vực vẫn còn nhiều bất ổn. Việt Nam luôn tiến bước trên con đường xây dựng hòa bình, ổn định, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế.

“Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho WPC, không chỉ trong các đại hội, các cuộc hội thảo, mà còn với nhiều diễn đàn khác nữa. Chúng tôi luôn đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam,” ông Athanasios Pafilis đánh giá.

Hội nhập sâu rộng

Với những đại biểu quốc tế từng đến Việt Nam, đã không khởi ngỡ ngàng trước sự phát triển của một đất nước một thời bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Như chia sẻ của bà Corazon Valdez Fabros - phụ trách nhóm lĩnh vực hòa bình và an ninh thuộc Diễn đàn Nhân dân Á – Âu của WPC, trở lại Việt Nam lần này, bà thực sự ngạc nhiên trước những bước phát triển mới về cơ sở hạ tầng của Việt Nam so với lần thăm Việt Nam trước đó vào năm 2017.

Phải khẳng định, trải qua hơn 35 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một đất nước có nền kinh tế lạc hậu, dựa trên nông nghiệp là chính, Việt Nam đã chuyển mình trở thành nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn và cân đối trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cùng xu hướng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được hình thành và bước đầu phát triển. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.
Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

Đáng chú ý, đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, đang tích cực triển khai thựchiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo Báo cáo của Liên Hợp quốc,Việt Nam là một trong số ít các nước hoàn thành sớm các Mục tiêu Thiên niên kỷ bao gồm xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cườngbình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ cũng như những tiêu chuẩn về chăm sóc y tế cộng đồng. Việt Nam cũng đang tiệm cận các mục tiêu còn lại. Trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030, Việt Nam đã đưa lộ trình thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của đất nước.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-22/10, nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam tham gia Liên Hợp quốc (1977 – 2022), Tổng thư ký Liên Hợp quốc Atonio Guteres đánh giá: “Việt Nam luôn là đối tác mạnh nhất của Liên Hợp quốc kể từ khi gia nhập năm 1977. Vai trò đầu tầu của các bạn trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là nền tảng vững chắc giúp các bạn triển khai Chương trình phát triển bền vững 2030. Tầm nhìn và khát vọng của các mục tiêu phát triển bền vững sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta phục hồi sau đại dịch Covid-19. Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc ủng hộ hòa bình bền vững”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội báo toàn quốc năm 2024: Tiếp tục lan tỏa giá trị nghề báo đến công chúng

Hội báo toàn quốc năm 2024: Tiếp tục lan tỏa giá trị nghề báo đến công chúng

Ngày 16/3 - ngày thứ 2 của Hội báo toàn quốc năm 2024, Diễn đàn báo chí toàn quốc tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đề cập nhiều vấn đề gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí. Bên ngoài các khán phòng diễn ra các phiên thảo luận, nhiều hoạt động sôi nổi đã diễn ra tại khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm báo chí.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 13 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 13 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 13 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 13 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 13 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 13 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 14 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 14 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.