Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều hộ dân tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo

Trọng Bảo - 19:15, 22/11/2022

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, với mong muốn nhường sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cho những hộ khó khăn hơn.

Từ hộ nghèo, chăm chỉ làm ăn, chuyển đổi mô hình kinh tế gia đình sang trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, cuộc sống gia đình bà Thinh đã có những chuyển biến tích cực
Từ hộ nghèo, chăm chỉ làm ăn, chuyển đổi mô hình kinh tế gia đình sang trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc, cuộc sống gia đình bà Thinh đã có những chuyển biến tích cực

“Những năm qua, gia đình mình thuộc hộ nghèo đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước rồi; bây giờ trong thôn, trong xã còn nhiều hộ khó khăn hơn gia đình mình thì mình nên nhường sự hỗ trợ này cho các hộ khác khó khăn hơn là đương nhiên. Không thể cứ mãi trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước được”.

Anh Bàn Văn HịBản 5 Vài Siêu, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Người dân ở bản 5 Vài Siêu, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên ai cũng trân trọng, nể phục sự chịu thương, chịu khó của vợ chồng anh Bàn Văn Hị. Bởi, không được như mọi người, đôi chân anh Hị bị tàn tật bẩm sinh, nên việc đi lại, lao động gặp nhiều khó khăn. Dẫu vậy sức làm việc của anh thì chẳng thua kém những người bình thường.

Thành quả nỗ lực vượt khó, cần cù lao động của hai vợ chồng anh chị nhiều năm qua là căn nhà mới được xây dựng khang trang. Mới đây, tin vợ chồng anh Hị làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo của xã càng khiến bà con không khỏi ngạc nhiên. Nhưng với anh Hị, thì đó chẳng phải là thành tích. Bởi anh suy nghĩ, cuộc sống của mình đã bớt khó khăn thì ra khỏi diện hộ nghèo chuyện bình thường.

Cũng giống như anh Bàn Văn Hị, gia đình bà Hoàng Thị Thinh, 70 tuổi, dân tộc Tày ở bản Lự 1, xã Yên Sơn cũng làm cái việc mà nhiều người trong thôn bản cho là chẳng giống ai, khi viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Có người ác khẩu còn bảo bà Thinh gàn dở, bởi như thế thì mất hết chế độ ưu đãi mà hộ nghèo được hưởng. Nhưng bà Thinh lại suy nghĩ khác. Bà bảo mình còn khỏe, gia đình lại có đất, có vườn và còn lao động được sao lại phải trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Trước đây gia đình cũng khó khăn lắm, mấy năm vừa rồi gia đình mạnh dạn cải tạo diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Đất đồi trồng sắn trước đây cũng được thay thế bằng quế, bồ đề, vừa giữ đất không bị xói mòn, vừa cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ đó, mà cuộc sống gia đình đã khá lên nhiều. Bản thân tôi cũng mong muốn từ lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo của gia đình sẽ khích lệ tinh thần vươn lên của các hộ còn khó khăn trong thôn”, bà Thinh cho biết.

Những năm qua, xã Yên Sơn đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo
Những năm qua, xã Yên Sơn đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo

Để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Sơn, đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Cùng với đó, xã tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa thanh niên nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… Từ đó, thu nhập người dân từng bước ổn định, đời sống được nâng lên.

“Qua rà soát, điều tra hộ nghèo vừa qua, toàn xã chúng tôi đã giảm 14 hộ nghèo (2,24%), 34 hộ cận nghèo (5,44%) so với năm trước, vượt kế hoạch huyện giao. Đặc biệt, đã có những hộ dân tình nguyện viết đơn tự xin thoát nghèo và xin không điều tra nghèo nữa, điều này góp phần cổ vũ, nâng cao ý thức cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn nỗ lực vươn lên, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước”, ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã Yên Sơn cho biết thêm.

Khi người dân là chủ thể của các chính sách an sinh xã hội sẽ khơi dậy được ý trí vươn lên, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại
Sự nỗ lực của người dân- chủ thể thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội sẽ khơi dậy được ý trí vươn lên, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại

Những lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo của anh Hị, bà Thinh đã thể hiện lòng tự trọng không chấp nhận mãi nghèo của nhiều gia đình ở các địa bàn khó khăn. Từ đây, họ không còn phải trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, mà tự làm chủ cuộc sống của mình. Những gia đình viết đơn xin thoát nghèo, không hẳn vì họ đã quá khá giả, mà bà con đã bắt đầu có ý thức vươn lên phát triển kinh tế gia đình, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại. 

Cùng với đó, bà con cũng mong muốn, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến tay đúng đối tượng, đến những hộ dân thực sự có hoàn cảnh khó khăn hơn, nghèo hơn mình. Những hành động, mong muốn của người dân - chủ thể thụ hưởng các chương trình, dự án chính sách dân tộc, an sinh xã hội… sẽ khơi dậy được tinh thần vươn lên, chia sẻ khó khăn với cộng đồng, giúp nhau cùng tiến bộ. Đây cũng là mục tiêu mà Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030 đang hướng tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 10 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 10 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.