Với đặc thù trên 87% dân số là đồng bào DTTS với nhiều thôn đặc biệt khó khăn khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ tạo sức bật để đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Với vai trò là già làng Đăk Sút, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei (Kon Tum), ông A Thứk luôn gương mẫu đi đầu trong việc tham gia thực hiện các phong trào của địa phương; tuyên truyền, vận động đồng bào Gié Triêng chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Với những đóng góp tích cực, ông luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 345/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Cũng trong năm 2023, tỉnh Bình Phước sẽ lồng ghép một số nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào Chương trình Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Những năm qua, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Theo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bình Phước được phân bổ 873.410 triệu đồng, trong đó vốn trung ương là 793.410 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh là 80.000 triệu đồng.
Tại phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 28/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương còn lại của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025.
Gia đình là một thiết chế văn hóa - xã hội đặc biệt, nơi sản sinh, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người. Gìn giữ, vun đắp hệ giá trị gia đình Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành những con người mới để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Những năm gần đây, vượt qua nhiều khó khăn, chính quyền và Nhân dân xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đang tích cực, chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM), tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao. Nhờ đó, bộ mặt xã Quảng Thịnh đã không ngừng khởi sắc.
Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra tại vùng đồng bào DTTS Thanh Hóa đang là vấn đề nan giải. Dù chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn, nhưng tình trạng này vẫn đang xảy ra tại các huyện biên giới đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam, đặc biệt chói sáng trong đại dịch Covid-19, càng khẳng định và nâng cao uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Uy tín, vị thế đó đưa Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Nhận thức sâu sắc Chi bộ vừa là "hạt nhân" lãnh đạo trực tiếp, toàn diện các vấn đề ở cơ sở, Mọi chủ chương, quyết sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, địa phương thành công, Chi bộ đóng vai trò quan trọng. Việc chăm lo, củng cố các chi bộ, nâng cao chất lượng đảng viên làm nòng cốt ở cơ sở, là nhiệm vụ mà Đảng bộ huyện Hàm Yên luôn chú trọng nhằm triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...
Không chỉ, gương mẫu đi đầu, mà đội ngũ Người có uy tín còn trực tiếp đến từng hộ dân, gặp từng người để tuyên, vận động bà con thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục, cùng chung sức xây dựng NTM, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững... Đó là những việc mà những Người có uy tín tỉnh Cao Bằng đang làm thường xuyên cho cộng đồng để xây dựng bản làng ấm no.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển. Trong đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS có vai trò quan trọng, góp phần làm sâu sắc thêm các giá trị văn hóa Việt Nam.
Ngày 27/11, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Ngày hội việc làm dành cho thanh niên dân tộc thiểu số năm 2022. Tại Ngày hội các học sinh, sinh viên, thanh niên đã được cung cấp thông tin về thị trường lao động, cơ hội việc làm, tư vấn, định hướng nghề nghiệp; kỹ năng tìm kiếm lựa chọn nghề phù hợp với năng lực của bản thân.
Thời gian qua, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong đó, dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản thuyền độc mộc và không gian văn hóa cồng chiêng của người Gia Rai ở xã biên giới Ia O” là một giải pháp hữu hiệu, tạo động lực cho đồng bào DTTS vùng biên giới gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Những năm qua Người có uy tín ở Vân Hồ (Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các phong trào phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo..., góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Để làm tốt được những việc này, bí quyết của Người uy tín ở Vân Hồ là phải luôn "lắng nghe bà con, hiểu bà con".
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của của đất nước. Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang nỗ lực “hút” nguồn vốn này để phát huy các tiềm năng, lợi thế vùng, từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH trong vùng, nhất là giải quyết những vấn đề khó khăn hạn chế cho những địa bàn vùng khó khăn đặc thù.
An sinh xã hội là một quyền cơ bản của con người, đã được hiến định và thể chế hóa bằng hệ thống chính sách xã hội bao trùm. Trong đại dịch Covid-19, để tăng thêm sức đề kháng cho toàn dân chống dịch, Chính phủ đã ban hành thêm những chính sách mang tính cấp bách, chưa từng có tiền lệ, bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng của đất nước ngay sau khi dịch cơ bản được khống chế.
Hội nghị thông tin đối ngoại, tuyên truyền pháp luật về biên giới, biển đảo năm 2022 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang phối hợp với Sở Ngoại vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức vừa diễn ra tại Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Mô hình “Mỗi xã giúp mỗi bản” mới được triển khai (từ tháng 6/2022) ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Với sự hỗ trợ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, bằng những chương trình, kế hoạch, phần việc cụ thể, phù hợp với đặc thù của từng bản, đến nay cách làm này, đã giúp cho bộ mặt bản làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn bước đầu đã có sự khởi sắc.