Huyện Mèo Vạc vừa tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS, giai đoạn 2020- 2022. Dự Hội nghị có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và gần 100 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung phát huy tối đa nội lực để vươn lên, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS so với bình quân chung của cả nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việc “khơi mạch nguồn” các giá trị Việt Nam, đảm bảo cân đối, hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, đặc thù và phổ quát có ý nghĩa then chốt để hiện thực hóa khát vọng toàn dân tộc đang hướng đến.
Trong hai ngày 1, 2/12/2022, tại tỉnh Điện Biên, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022.
Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức buổi gặp mặt giao lưu với các lưu học sinh Lào tại Thanh Hóa nhân dịp Kỷ niệm lần thứ 47 Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975 - 2/12/2022).
Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi với phần lớn đồng bào dân tộc Hrê sinh sống. Nơi đây, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Vì thế, các ngành chức năng của huyện đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình MTQG và mới đây nhất, là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho người dân.
Làng gốm cổ Bàu Trúc nằm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Đến nay đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, người dân làng nghề đã luôn ý thức giữ gìn nguyên bản phương thức làm gốm truyền thống của người Chăm. Nhiều ý kiến cho rằng, Bàu Trúc là làng nghề gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Mới đây, chính quyền địa phương, Nhân dân và các hộ Chăm làng gốm Bầu Trúc hân hoan đón tin vui khi nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào tối ngày 29/11.
Đối với đồng bào DTTS, các già làng, Người có uy tín được xem là những “cây cao bóng cả” nên luôn được cộng đồng, bà con tin tưởng yêu mến. Tại Quảng Ngãi, với tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mình dành cho đồng bào, bao năm qua, những Người có uy tín đang trực tiếp có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp đỡ đồng bào ở thôn, làng tích cực sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng NTM, bài trừ những hủ tục, giữ gìn bản sắc dân tộc... trở thành chỗ dựa vững chắc trong cộng đồng.
Vừa qua, tại Trường PTDT Bán trú THCS xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai), Ban Dân vận Tỉnh ủy đã phối hợp với Huyện ủy Bắc Hà tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp tới Nhân dân về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng vừa ký Văn bản số 1722/QĐ-UBND ban hành Quyết định về việc phê duyệt danh sách Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023 - 2027.
Từ ngày 1 - 9/12, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận có chuyến đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đoàn gồm 28, người do ông Bá Bình Yên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Sáng 2/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2022 với sự tham dự của 100 đại biểu là Người có uy tín thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn.
Toàn tỉnh Hoà Bình hiện có trên 70% là người DTTS. Nhiều năm qua, các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ đã góp phần xây dựng, phát triển cuộc sống mọi mặt của đồng bào các DTTS. Đặc biệt, việc quan tâm chăm lo, phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS luôn được chú trọng. Đây là lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia tổ chức, lãnh đạo, tác động, nêu gương, góp phần giúp đồng bào nỗ lực vượt khó, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ngày càng phát triển.
Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3128/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Ngày 2/12, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã kiểm tra tình hình triển khai Tiểu dự án 2 - Dự án 4 năm 2022 tại Trường Đại học Tây Bắc theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GDĐT) làm Trưởng đoàn.
Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 2016. Qua thời gian thực hiện, Chương trình đã phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập của bà con nông dân; quan trọng hơn, đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân trong việc trồng và phát triển kinh tế rừng…
Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiều mô hình huy động sức dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, đảm bảo an ninh trật tự vùng biên. Trong đó, mô hình Câu lạc bộ “Gia đình phụ nữ không vi phạm quy chế biên giới” tại xã Ia R’vê, huyện Ea Súp đang phát huy hiệu quả tích cực, không chỉ góp phần xây dựng và bảo vệ biên cương mà còn phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ông Hồ A Keng - Người có uy tín thôn Thuận 2, xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) vào chuyện chắc nịch: “Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đến đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng. Tôi rất tự hào, phấn khởi và luôn cố gắng làm gương, học và làm những việc tốt để người dân trong thôn, trong xã làm theo”.
Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT được giao chủ trì 02 nhiệm vụ, bao gồm Tiểu dự án 2, Dự án 4 và Tiểu dự án 1, Dự án 5.