Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, nhiều địa phương trên cả nước đang phải giãn cách xã hội, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Hầu hết người dân thời gian này đều “ai ở đâu thì ở đó”. Tuy nhiên những người công nhân vệ sinh môi trường vẫn phải ra đường, thực hiện công việc của mình nhằm đảm bảo môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Đối với họ đây không chỉ là công việc mưu sinh cuộc sống hàng ngày, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ với cộng đồng.
Thời gian qua, huyện vùng cao biên giới Mèo Vạc (Hà Giang) đã đẩy mạnh tuyên truyền về dịch Covid-19 và các biện pháp phòng chống dịch cho các tầng lớp Nhân dân. Nhờ đó, người dân, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, trên địa bàn huyện đã nêu cao tinh thần phòng chống dịch bệnh, tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Phóng viên ghi lại một số hình ảnh đẹp về tinh thần phòng chống dịch của phụ nữ DTTS tại huyện vùng cao Mèo Vạc.
Suốt quãng đường hơn 200 cây số từ TP. Điện Biên Phủ vào huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, dù tôi háo hức và dõi mắt kiếm tìm hai bên đường nhưng tịnh không thấy bóng dáng của những ngôi nhà tường vàng mái đỏ. Chỉ khi cất công vào sâu trong xã, len xuống tận bản xa xôi, phía sau những ngọn núi điệp trùng, trong mây mù và nắng gió vùng biên, những ngôi nhà ấy mới hiện ra san sát...
Khe Sán là thôn khó khăn nhất của xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), chủ yếu là người Mông và người Dao sinh sống. Cả thôn có 72 hộ dân, thì có tới 15 hộ nghèo bởi nơi đây vẫn đang còn nhiều cái không: không điện, không đường, không sóng điện thoại, trạm y tế, trường học xa nơi ở...
Vượt qua con đường toàn đá dốc, không biết bao chặng phải cuốc bộ để đến với Làng Ca, nên dù biết có thể không gặp được ai song tôi vẫn quyết định đi đến nơi người dân đang làm việc. Vô tình chuyến đi có chủ đích trở thành chuyến đi "tìm người”...
Sau “vang bóng một thời”, các xí nghiệp chè ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) giải tán, hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh “bị bỏ rơi”. Rất nhiều cái không ở những ngôi làng này, nhưng tủi thân hơn cả là họ không được sinh hoạt trong một tổ chức, đoàn thể nào.
Chốt kiểm dịch liên ngành tại km 237 cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một trong những chốt quan trọng thực hiện việc kiểm soát phương tiện, con người ra vào địa bàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt là những người về từ vùng có dịch và xử lý y tế bước đầu. Những ngày qua, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại đây đã ngày đêm căng mình làm nhiệm vụ.
Bên mái Giăng Màn, cuộc sống của đồng bào người Khùa, người Mày ở 2 xã biên giới Dân Hóa và Trọng Hóa dẫu vẫn còn nghèo khó, nhưng rất đỗi ân tình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ngay lập tức, không ai bảo ai, đồng bào đã lên rừng, lên rẫy lấy từng búp măng, buồng chuối, đào từng củ sắn, củ môn… gửi tặng đồng bào miền Nam và những người thực hiện cách ly xã hội, đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Dòng sông Phó Đáy hơn một trăm sáu chục cây số, đi qua ba tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Ở đoạn giữa, chiếm hơn nửa chiều dài sông, chảy qua Tuyên Quang. Nơi đây không những còn lưu dấu chân Bác Hồ, mà còn ghi đậm trong lịch sử cách mạng Việt Nam, những tư tưởng lớn và tình cảm của Người từ những năm bốn mươi, năm mươi thế kỷ trước.
Đường làng, ngõ xóm phong quang, những ngôi nhà xây mái thái, nhà vườn, xen lẫn với nhà sàn, vườn cây, ao cá ngăn nắp, đường thôn bê tông phẳng lỳ, đi lại thuận tiện... Đó là phong cảnh ở thôn Đồng Ca, xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Mảnh đất xóm núi có 106 nóc nhà người Tày sinh sống, lọt trong thung lũng xanh của rừng keo, cây trái, cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Đây chính là kết quả của “sức bật” nông thôn mới nơi đây.
Việc Thành phố Hà nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 là bước đi đúng đắn, thể hiện sự linh hoạt và kịp thời của chính quyền Thành phố khi chưa hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh; đồng thời giữ thế chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid19 thời điểm này.
Cạnh dòng sông chảy ngược Sê-rê-pốk, dưới chân dãy núi Yang hùng vĩ thuộc xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là nơi các Gru (dũng sĩ săn voi - PV) săn bắt voi rừng trứ danh cất tiếng khóc chào đời. Lúc sống họ oai phong lẫm liệt thu phục loài mãnh tượng, còn khi thành người thiên cổ, nơi “yên giấc ngàn thu” cũng ẩn chứa nhiều điều lạ lẫm.
Vừa qua, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì buổi họp trực tuyến nghe báo cáo kết quả Đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới xác định Chương trình DPO (hỗ trợ ngân sách có mục tiêu).
Xồng Bá Lẩu còn rất trẻ. Thế mà cậu được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn – Nghệ An). Không chỉ làm ăn giỏi, Lẩu còn giúp bà con cùng nhau thoát nghèo. Vì thế mà mọi người trân quý gọi cậu là "Tì lầu Lẩu" – tiếng Mông có nghĩa là anh Lẩu.
Tại bản Ỏm, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), hơn 40 năm nay có hai lngười vẫn duy trì nghề đục đá làm cối. Dù đã bước vào tuổi xưa nay hiếm và thu nhập từ nghề cũng chẳng đáng là bao nhưng 2 lão nông vẫn "say nghề" và rất trăn trở khi chưa có người để truyền nghề.
Đường lên xóm Chiến - bản người Mường thuộc xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, Hòa Bình quanh co, hiểm trở, 1 bên tựa vách núi cheo leo, 1 bên ôm những thửa ruộng quanh co đẹp như bức họa đồng quê thanh bình.
Đại dịch Covid-19 trở lại thung lũng Ayun Pa (Gia Lai) và các huyện lân cận khiến tôi và một số anh chị đồng nghiệp không thoát diện phân loại hạng F, bởi vô tình thành F2 nên phải thực hiện biện pháp cách ly tại nhà theo quy định.
Mùa khô, dòng Đa Krông cạn nước hiền như một con giun đất, nằm trơ đáy, trắng bạc giữa màu xanh mướt của rừng Trường Sơn. Nhiều nhà máy thủy điện ngừng hoạt động, đồng bào người Tà Ôi, Pa Cô trên đỉnh Trường sơn cũng chịu cảnh thiếu nước kéo dài.
Đã gần 30 năm, ban đầu là con thuyền độc mộc, rồi đến thuyền sắt gắn động cơ có mái che, dù ngày mưa cũng như ngày nắng, chưa khi nào ông trễ hẹn đưa đón các em học sinh qua dòng Nậm Mu. Ông là Lò Văn San, dân tộc Thái, ở bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ lâu, bến sông nơi đây được bà con gọi với cái tên “Bến đò ông San”.
Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).