Trở lại khu tái định cư (TĐC) Thủy điện Bản Vẽ sau nhiều năm xa cách, tôi cảm nhận rất rõ về một cuộc sống mới của những bản làng người Thái, Khơ Mú nơi vùng giáp biên huyện Thanh Chương (Nghệ An). Qua mỗi bản làng, bao sắc màu tươi mới, bao thanh âm rộn rã của cuộc sống đời thường cứ thế hiển hiện.
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 2. Tại Phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã báo cáo nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vùng DTTS và miền núi.
Trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Tống Đại Hồng luôn chọn con đường khó để đi. Ông tìm tòi viết thơ song ngữ, làm thơ lục bát bằng tiếng Tày, xây dựng từ điển và tin học hóa chữ Nôm Tày Tuyên Quang… Trên con đường dài và khó, Tống Đại Hồng như người lữ hành thong dong nhưng không hề độc hành, ông vui và tin vào điều đó.
Ngày 8/10 tại Hà Nội Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2021.
Với hơn 1,3 triệu người, đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở Tây Nam Bộ. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, đồng bào nơi đây vẫn lưu giữ và phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm phóng phú nền văn hóa của cộng các dân tộc Việt Nam.
Nội dung này được khẳng định tại Hội nghị Tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2014-2020 và triển khai Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 – 2025 giữ Ủy ban Dân tộc và Hội LHPN Việt Nam diễn ra ngày 7/10/2021, tại Hà Nội.
Bản Chôm Lôm, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) giờ đã không còn cách trở đò ngang. Dòng Lam dữ dằn cũng chỉ còn gào thét dưới chân cầu treo Chôm Lôm mỗi mùa lũ về. Người hùng dân tộc Thái ở Chôm Lôm - Lộc Vĩnh Thêu, ngày ấy, nay cũng đã là cán bộ xã được dân bản tin yêu.
Bóng núi như ngả dài về phía làng Cheng Tông (thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Sau cơn mưa ngày hôm trước, ánh nắng xuyên qua mái nhà làng Xơ Đăng, nơi chúng tôi đang ngồi nhìn về phía trường học dưới chân núi. Những đứa trẻ hồn nhiên trở về nhà, từng bàn chân nhỏ bé bước nhanh về phía những chiếc xe máy chờ sẵn…
Vừa qua Ủy ban Dân tộc và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp giữa 2 cơ quan giai đoạn 2017 - 2020; Ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2021 – 2025.
Từng đoàn người rồng rắn về quê, có cả những cháu bé vừa mới 10 ngày tuổi cũng đã phải bước vào cuộc “hồi hương” bất đắc dĩ. Những sẻ chia, giúp đỡ - truyền thống tương thân, tương ái thật đẹp đẽ đã phần nào xoa dịu nỗi nhọc nhằn cho bà con. Nhưng, cả chặng dài của cuộc sống phía trước của họ sẽ như thế nào đây? Trả lời câu hỏi này,huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có “Đề án tạo sinh kế bền vững cho bà con trở về từ vùng dịch”.
Anh Dương Đình Lợi ở thôn Bàn Hải, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là người đã táo bạo, chịu khó để biến đồng đất cát hoang hóa thành vựa dưa, vựa bí. Chỉ vụ vừa qua, Lợi đã trúng hơn 1 tỷ đồng từ bán dưa hấu.
Thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) là nơi sinh sống của hơn 600 hộ đồng bào Chăm. Nơi dây đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa gắn với các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Hồ Minh cho tôi cảm giác già hơn tuổi thật 30 của anh. Nước da ngăm đen, dáng người thanh mảnh và chất phác như những người Bru Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn mà tôi vẫn được gặp. Khác chăng là nét táo bạo trong làm ăn của Minh làm tôi nể phục.
Giờ hàng hóa không có nhãn mác tiếng Việt, không có hạn sử dụng là họ không mua nữa… Mình người Việt Nam phải dùng hàng Việt chứ! Lời của chị Xía như một nốt nhạc reo vui về sự thay đổi nhận thức, thói quen của người dân vùng cao.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn vừa chủ trì Hội nghị gặp mặt, triển khai phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức cấp phòng và tương đương thuộc các Vụ, đơn vị của UBDT.
Tháng chín là thời điểm đẹp nhất trong năm để du khách có thể đến với Hoàng Su Phì hay Hà Giang khám phá các góc nhìn mới mẻ của những thửa ruộng bậc thang trải rộng tầm mắt.
Với lợi thế về vẻ đẹp núi rừng hoà quyện cùng sông nước hữu tình, trong những năm qua Hồ Ba Bể đã trở thành điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động du lịch ở đây gần như bị “đóng băng”
Trà Lân xưa hừng hực khí thế “trúc chẻ tro bay”. Còn Trà Lân hôm nay (thuộc hai huyện Con Cuông và Anh Sơn), đang trở mình thành vùng kinh tế quan trọng ở phía Tây của Nghệ An. Nơi đây, nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nơi bản làng thâm sơn đã hiện hữu; những sản phẩm OCOP cũng đã khẳng định vị thế trên thị trường… Một Trà Lân đang từng ngày đổi thay.
Nằm cách trung tâm xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải 20 km, Pú Vá là 1 trong 3 thôn khó khăn nhất của xã xa nhất tỉnh Yên Bái, với 74 nóc nhà người Mông nằm chênh vênh trên sườn núi, không có điện thắp sáng, đường vào tận cùng gian nan. Vì vậy, để giải được bài toán thoát nghèo nơi đây thực sự không hề dễ dàng.
Suốt hành trình dọc 4 xã vùng biên của Tây Giang (Quảng Nam), chúng tôi thấy những bản làng người Cơ Tu khang trang ẩn hiện trong sương mờ. Và nơi ấy, sự no ấm của đồng bào hiện hữu từ những đồng lúa, nương sâm, những cánh rừng bạt ngàn xanh thẳm.