Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sắc mới trên khu tái định cư Bản Vẽ

Nguyễn Thanh - 21:22, 12/10/2021

Trở lại khu tái định cư (TĐC) Thủy điện Bản Vẽ sau nhiều năm xa cách, tôi cảm nhận rất rõ về một cuộc sống mới của những bản làng người Thái, Khơ Mú nơi vùng giáp biên huyện Thanh Chương (Nghệ An). Qua mỗi bản làng, bao sắc màu tươi mới, bao thanh âm rộn rã của cuộc sống đời thường cứ thế hiển hiện.

Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm bón, thu hoạch lúa… cùng bà con khu TĐC
Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm bón, thu hoạch lúa… cùng bà con khu TĐC

Những mô hình kinh tế mới

Một thời, dân bản ở khu TĐC Thủy điện Bản Vẽ rủ nhau bỏ về quê cũ, vì những bất cập tại nơi ở mới… để lại những căn nhà trống hoác, những mảnh vườn hoang tàn. Một thời, người dân chỉ biết trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, được cấp phát mỗi năm mấy bận. Một thời, dù đất sản xuất đã được chia nhưng làm ăn không hiệu quả, thậm chí bỏ hoang…

Nhưng nay, bản làng TĐC đã khoác lên mình màu áo mới của no ấm, hạnh phúc. Bao mảnh vườn, quả đồi xung quanh những ngôi nhà dự án đã được phủ kín màu xanh của lúa, ngô, chuối, sắn, chè… 

Trung tá Nguyễn Thế Anh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương cười rạng rỡ: Bây giờ có thể yên tâm rồi. Bà con đã biết bám đất, bám ruộng, bám rừng, biết chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán kinh doanh… Cuộc sống hôm nay đã khởi sắc hơn trước rất nhiều.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dân kỹ thuật trồng và chăm bón cho người dân khu TĐC
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng hỗ trợ cây giống, hướng dân kỹ thuật trồng và chăm bón cho người dân khu TĐC

Trong câu chuyện về cuộc sống mới của dân bản, chúng tôi được cán bộ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm, dẫn đi tham quan một số mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả, nhờ vào sự tận tâm “cầm tay chỉ việc” của cán bộ, chiến sĩ của Đồn, của các cấp chính quyền.

Trên khoảnh ruộng sau nhà, ông Lương Văn Phượng ở bản Tân Hợp, xã Ngọc Lâm đang thu hoạch lúa nước. 3 sào lúa là kết quả của việc vỡ đất khai hoang cách đây hơn 10 năm, nay đã là nguồn cung lương thực ổn định cho gia đình ông.

Chỉ tay về mấy luống chè vừa được thu hoạch, ông Phượng kể: "Đồn Biên phòng hỗ trợ cả đấy. Họ giúp tôi xây dựng vườn chè, hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, bò và nuôi cá". Theo ông Phượng, mô hình kinh tế tổng hợp từ chè, nuôi cá, sắn, lúa, chăn nuôi lợn… đã đem về cho gia đình ông mỗi năm 70 triệu đồng.

Chúng tôi tiếp tục ghé thăm mô hình kinh tế với vườn cây ăn quả, nuôi lợn rừng lai, lợn nái địa phương và vườn rau mẫu của hộ ông Lương Văn Hoài ở bản Tân Lâm, xã Ngọc Lâm. Đây là mô hình do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngọc Lâm cùng Hội Nông dân huyện góp vốn thực hiện. Mô hình kinh tế của ông Hoài đã trở thành điểm sáng trong  phát triển kinh tế tổng hợp để bà con dân bản học tập, làm theo.

Từ thực tế sau 15 năm về định cư tại nơi ở mới, hiện nay bà con 2 xã TĐC là Thanh Sơn và Ngọc Lâm đã có hơn 1.021 ha cây trồng hàng năm, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 11.317 tấn. Trong đó, sản lượng cây lúa nước đạt 10.600 tấn, với năng suất 55,5 tạ/ha. 

Cây chè là một trong những cây chủ lực ở vùng đất này, cũng đã đạt 344 ha và tăng dần qua từng năm. Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) cũng được xác định, là thế mạnh của vùng miền núi giáp biên này. Nhờ thế, tổng đàn trâu, bò hiện nay đã đạt 3.604 con, riêng tổng đàn gia cầm ước đạt 28.860 con.

Chúng tôi rất vui khi ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: Tình hình sản xuất và đời sống vùng đồng bào DTTS cơ bản ổn định. Một số mô hình sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ cho giá trị kinh tế, thu nhập cao được nhân rộng. 

Nhiều hộ nông dân trong đồng bào DTTS, đã thích ứng dần việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng vào sản xuất; kết hợp điều kiện thực tế của địa phương và các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước để xây dựng các mô hình kinh tế VAC, VACR… có hiệu quả, tạo công ăn việc làm thu nhập ổn định.

Ông Lương Văn Phượng (bên phải) ở bản Tân Hợp xã Ngọc Lâm vui vẻ kể về cuộc sống mới ở vùng TĐC
Ông Lương Văn Phượng (bên phải) ở bản Tân Hợp xã Ngọc Lâm vui vẻ kể về cuộc sống mới ở vùng TĐC

Thêm những niềm vui mới

Trong rất nhiều điều mới mẻ ở khu TĐC Bản Vẽ của huyện Thanh Chương, thì phong tục, tập quán lạc hậu đã từng bước thay đổi và đẩy lùi. Điều thấy rõ nhất là tệ nạn ma túy đã giảm mạnh; nạn tảo hôn, hủ tục bắt vợ, hôn nhân cận huyết thống, du canh du cư… dần được khống chế và loại ra khỏi đời sống mới. Người dân đã biết tiếp thu văn hóa mới, kết hợp những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc trong cuộc sống hôm nay.

So với ở quê cũ, việc học của con em đồng bào khu TĐC được quan tâm và thực sự đã tốt hơn trước rất nhiều. Năm học 2018 - 2019, trên địa bàn 2 xã TĐC Thanh Sơn và Ngọc Lâm đã có 8 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, 66 em đạt học sinh giỏi cấp huyện và nhiều em đạt giải cuộc thi về khoa học - kỹ thuật  Tỷ lệ xét tốt nghiệp lớp 9 hiện nay là 98,5%. 

Đáng mừng hơn, năm học 2020 - 2021, 2 xã TĐC đã có học sinh đầu tiên đậu đại học. Đó là Xeo Văn Uỳnh, người Khơ Mú, đỗ vào khoa Giáo dục thể chất, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh với số điểm 28,3.

Nương chè của vùng TĐC xanh ngút ngát
Nương chè của vùng TĐC xanh ngút ngát

Ông Lữ Văn Đương, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chươnng khẳng định: Đời sống vật chất, tinh thần của bà con khu TĐC đã thay đổi nhiều. Người dân phấn khởi bao nhiêu thì cán bộ xã vui mừng bấy nhiêu. 

Mừng hơn là  những hộ dân vốn bỏ khu TĐC quay về quê cũ ở vùng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ, thuộc huyện Tương Dương thì nay cũng đã quay lại. Ông Lương Văn Phượng ở bản Tân Hợp, xã Ngọc Lâm bấm ngón tay: Cuối tháng 9 vừa rồi, hộ cuối cùng là ông Lương Ngọc Ánh đã quay trở lại khu TĐC để sinh sống rồi. Đất ở, đất sản xuất đã được chia, có nhà ở chắc chắn, đường giao thông thuận tiện… điều kiện tốt hơn quê cũ nhiều...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Làng mới ở Sơn Bua

Làng mới ở Sơn Bua

Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua (xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau gần 5 năm thành lập, đến nay, Làng đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống của thanh niên các DTTS tại đây.
Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Chống diễn biến hòa bình - PV - 2 giờ trước
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong xây dựng các dự án luật là yêu cầu khách quan.
Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Photo - Ngân Nhi - 2 giờ trước
Quốc tế thiếu nhi là một ngày ý nghĩa đối với trẻ em. Vào dịp này, bên cạnh việc đưa trẻ đi chơi, bố mẹ có thể dành thời gian cùng chơi với trẻ những trò chơi thú vị tại nhà, như: Cùng làm đồ thủ công, vẽ tranh, đọc sách, cùng trẻ chuẩn bị một bữa ăn...
Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Giải trí - PV - 2 giờ trước
"Tấm Cám", "Cây tre trăm đốt", "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn"... sẽ mang một màu sắc mới trong các vở kịch xiếc, kịch nói được dàn dựng công phu, sinh động và cuốn hút phục vụ khán giả nhí Hè 2023.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 8 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Anh Trúc - 8 giờ trước
Ngày 31/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) phối hợp với các mạnh thường quân tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cho các cháu học sinh khu vực biên giới Việt - Lào.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Đỗ Thành Trung - 15 giờ trước
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên), dân tộc Mông chiếm gần 70%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Người Mông Hoa hiện vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục dân tộc.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Media - Vàng Ni - 16 giờ trước
Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Làng mới ở Sơn Bua

Làng mới ở Sơn Bua

Phóng sự - Tiêu Dao - 16 giờ trước
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua (xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau gần 5 năm thành lập, đến nay, Làng đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống của thanh niên các DTTS tại đây.
Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Sức khỏe - Như Ý - 16 giờ trước
Thời gian gần đây, nước ta xảy ra liên tiếp nhiều vụ ngộ độc có liên quan tới Botulinum. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết độc tố này nguy hiểm đến mức nào và thường có trong những thực phẩm nào để phòng tránh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về độc tố Botulinum nhé.
Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Sắc màu 54 - Trương Vui - Thúy Hồng - 20:05, 31/05/2023
Chiều 31/5, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Thể thao và Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023.