Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tương Dương (Nghệ An): Điểm tái định cư di dân vùng sạt lở… đang bị sạt lở!

Thành An - CĐ - 21:01, 13/06/2021

Nhiều hộ dân xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đang “khóc dở mếu dở”, khi niềm hi vọng sớm được an cư ở vùng đất mới đã bị tắt ngấm. Nguyên nhân là do khu vực được chọn làm điểm tái định cư (TĐC) đã xuất hiện vết nứt và sạt lở nghiêm trọng.

Một mảnh đất được chọn để dựng nhà tại khu tái định cư nhưng giờ đây đành phải hủy bỏ vì nỗi lo sạt lở
Một mảnh đất được chọn để dựng nhà tại khu tái định cư nhưng giờ đây đành phải hủy bỏ vì nỗi lo sạt lở

“Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Trận lũ tháng 8/2018, đã gây sạt lở nghiêm trọng dọc hai bên bờ dòng sông Nậm Nơn, thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Nước lũ đã gây xói lở, cuốn trôi nhiều nhà cửa của nhiều hộ dân xuống dòng nước đục ngầu. 

Trước thực tế này, để an cư, UBND huyện Tương Dương đã lập đề án TĐC, và làm chủ đầu tư dự án bố trí chỗ ở khẩn cấp cho các hộ dân bị ngập lụt, sạt lở đất tại các bản Minh Phương, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương). Tổng kinh phí mà UBND huyện Tương Dương làm chủ đầu tư, là hơn 7,3 tỉ đồng, thời gian thực hiện 5 tháng.

Theo đó, khi dự án hoàn thành sẽ có 17 hộ dân ở bản Minh Phương, xã Lượng Minh  được bố trí chỗ ở khỏi khu vực bị sạt lở nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi điểm TĐC còn thi công dở dang, thì đã lại xuất hiện vết nứt lớn, buộc chủ đầu tư phải dừng lại.

Qua quan sát của chúng tôi, dự án xây dựng điểm TĐC khẩn cấp cho các hộ dân bản Xốp Mạt và Minh Phương đã thi công xong đường lên xuống, hệ thống kè mái taluy âm và dương. Trên khu vực TĐC, đã có 1 hộ dân là ông Vi Văn Tạo dựng xong nhà, nhưng không dám ở, đành phải đi ở tạm tại khu vực dốc Họ cách đó không xa. 

 "Nhà ta bỏ nhiều tiền thuê người dựng nhà đấy. Mất nhiều ngày mới xong nhưng không ở được. Vì sạt lở nên phải bỏ nhà mới đến nơi khác ở tạm", ông Vi Văn Tạo cho biết

Gia đình ông Lục Văn Thắng có 4 nhân khẩu, cũng đang sống cảnh tạm bợ bên mái taluy âm của dòng Nậm Nơn. Ông Thắng nói: Gần 4 cái tết rồi, nhà ta vẫn ở tạm bợ đấy. Khi dự án gần xong, ta bốc thăm đất và đã dựng tạm khung nhà lên khu TĐC rồi. Nhưng đất bị sạt lở nên nhà ta không dám lên, lại quay về ở chỗ tạm thôi.

Tương tự, trong căn lều tạm bên dòng Nậm Nơn, bà Lô Thị Thu đang nhóm lửa chuẩn bị bữa cơm trưa. Bà Thu buồn bã: nhà ta có 6 khẩu, trước đây sống tại khu vực gần cầu treo Xốp Mạt. Lũ năm 2018, khiến nhà cửa bị sạt lở nghiêm trọng, phải di dời ra khu vực ven Tỉnh lộ 534B nằm bên sông Nậm Nơn ở tạm. Ta cũng muốn có chỗ ở an toàn để ổn định cuộc sống…

Phương án xấu nhất là hủy bỏ

Hiện tại, ở điểm TĐC này, mái taluy dương từ trên đỉnh núi đã bị trượt xuống, đồng thời xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân không dám lên ở. Còn chính quyền địa phương cũng chưa bố trí đất để các hộ dân dựng nhà cửa, mà chờ phương án khắc phục sửa chữa đến khi đảm bảo an toàn bền vững mới di dân lên.

Mặc dù thời gian thực hiện của dự án là 5 tháng, kể từ ngày khởi công, nhưng do địa hình khó khăn, thời tiết mưa nhiều làm ảnh hưởng đến giải pháp thi công, chậm tiến độ. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2020, trên địa bàn huyện liên tiếp chịu ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 7 và số 9, đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn kéo dài làm cho địa điểm xây dựng khu TĐC xuất hiện vết nứt lớn có nguy cơ sạt lở cao.

Bà Lô Thị Thu buồn bã vì cuộc sống tạm bợ bên dòng Nậm Nơn
Bà Lô Thị Thu buồn bã vì cuộc sống tạm bợ bên dòng Nậm Nơn

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh Vi Đình Phúc thành thật: Do nhà cửa bị sạt lở vì lũ, nên hiện các hộ dân đang sống rải rác dọc sông Nậm Nơn, một số thì ở nhờ nhà anh em. Người dân rất bức bách về nhà ở. Mỗi mùa mưa lũ đổ về là mỗi lần  xã lo ngay ngáy.

Lẽ ra, ở thời điểm hiện tại, 17 hộ dân đã được đưa đến nơi ở mới. Nhưng vì địa chất điểm TĐC đang xây dựng, tiếp tục bị sạt trượt khiến cho người dân lại phải tiếp tục chờ đợi. Mỗi mùa mưa bão trôi qua, người dân lại thấp thỏm, bất an.

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cũng bộc bạch: "Chúng tôi biết người dân rất bức bách về chỗ ở nhưng xã cũng chịu vì không có nguồn lực. Có hộ còn đề xuất xã cho làm nhà ven sông nhưng ven sông, suối cũng là khu vực có nguy cơ sạt lở cao, không thể xây dựng nhà cửa được.".

Liệu có thể chọn một vị trí khác để xây dựng điểm TĐC mới hay không? Chúng tôi hỏi và ông Phúc khẳng định là rất khó. “Tiếng là địa bàn miền núi, đất đai rộng nhưng thực tế đây lại là núi cao, có độ dốc lớn, vì thế rất khó để chọn được vị trí phù hợp”, ông Phúc nói.

Một khó khăn khi triển khai xây dựng điểm TĐC này là, kinh phí được bố trí chưa đủ so với dự toán. Tổng kinh phí được phê duyệt hơn 7,3 tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ mới bố trí được gần 2,5 tỷ đồng. Chưa kể việc xảy ra sạt lở, và vết nứt lớn ngay trên đỉnh của khu TĐC, khiến cho chi phí sửa chữa có thể đội lên. Phương án xấu nhất là có thể phải hủy bỏ điểm TĐC này.

Theo ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Tương Dương thì, hiện tại huyện đang tiếp tục theo dõi diễn biến của các vết nứt, vết sạt trượt, chờ đến thời điểm ổn định, sẽ đề xuất phương án sửa chữa, đến khi hoàn thành và không có bất cứ nguy hiểm nào nữa thì mới chuyển dân vào ở.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sang ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 3 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 3 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham dự cùng đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 3 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.