Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hàng Việt lên vùng cao

PV - 18:19, 27/09/2021

Giờ hàng hóa không có nhãn mác tiếng Việt, không có hạn sử dụng là họ không mua nữa… Mình người Việt Nam phải dùng hàng Việt chứ! Lời của chị Xía như một nốt nhạc reo vui về sự thay đổi nhận thức, thói quen của người dân vùng cao.

Cửa hàng của gia đình anh Tính ở xóm Lũng Luông, xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai phong phú các mặt hàng và tất cả đều là hàng Việt Nam
Cửa hàng của gia đình anh Tính ở xóm Lũng Luông, xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai phong phú các mặt hàng và tất cả đều là hàng Việt Nam

Trước đây, một trong những điều khiến tôi suy nghĩ trong mỗi chuyến công tác đến các bản, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh là chứng kiến việc những gói đồ ăn không nguồn gốc xuất xứ có chữ gạch ngang, gạch dọc “loằng ngoằng” trên bao bì được người dân vô tư sử dụng. Mỗi lần nhìn lũ trẻ hào hứng chia nhau những gói bim bim que, những gói bánh kẹo đựng trong túi bóng nhàu nhĩ, không tem mác, không hạn sử dụng tôi lại nghĩ đến nguy cơ “ngộ nhỡ”... Nhưng lần trở lại một số xóm, bản này, tôi vui vì bà con đã tin dùng hàng Việt.

Tới Lũng Luông, xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), tôi ghé vào quán của vợ chồng anh Ma Văn Tính. Quán đã mở rộng quy mô gấp 3 - 4 lần cách đây chừng 2 năm. Hàng hóa thiết yếu hầu như thứ gì ở đây cũng có. Nhưng điều bất ngờ lớn nhất với tôi, lại nằm ở chỗ tất cả hàng được bày bán đều là hàng Việt Nam, có tem mác, xuất xứ, hạn dùng rõ ràng. Dãy hàng kế bên có 2 cô bé đang chọn bánh kẹo và nước ngọt. Nghe cuộc đối thoại của hai cô bé với con trai anh Tính (là người bán hàng) tôi không khỏi bất ngờ.

- Bánh này phải của Việt Nam không? Một trong hai cô bé hỏi.

- Chữ Việt Nam thây, là của Việt Nam mà - Con anh Tính trả lời, không quên “khuyến cáo” thêm: Bánh, kẹo cứ nhìn thấy chữ Tràng An, Hải Châu, Hải Hà, Kinh Đô, Long Hải mà mua.

Tôi quay ra hỏi anh Tính: Con trai anh được việc quá! Mà hai khách hàng nhí kia còn biết quan tâm đến xuất xứ hàng hóa nữa cơ đấy?

- Không phải chỉ 2 đứa đó hỏi đâu. Mấy năm nay, ai đến mua hàng cũng hỏi. Không phải hàng Việt Nam họ không mua đâu. Thế nên, mình cũng phải dạy cho con nhà mình biết để bán hàng. Anh Tính trả lời.

- Nhưng lần trước lên, tôi thấy quán nhà ta bán rất nhiều đồ có bao bì ghi chữ Trung Quốc và bán hàng vẫn chạy đúng không?

- Trước đây thôi, mấy năm nay người ta tuyên truyền về dùng hàng Việt nhiều lắm. Từ ngày có điện, dân bản được nghe đài, xem tin tức nữa nên biết rồi. Trước, quán nhà tôi á, bán mấy cái nước uống, thạch hoa quả trong gói giấy nhựa hay kẹo dẻ 6 mùi, thịt hổ… chạy lắm, chỉ 2 - 3 nghìn đồng/gói, màu sắc lại rực rỡ nên trẻ con nó thích và mua đông lắm. Nhưng giờ có bán cũng không đứa nào mua đâu.

Nghe anh Tính nhắc, tôi lại nhớ đến món “thịt hổ”, là túi kẹo nhiều que sấy khô có màu đỏ, thanh dài, bóng nhẫy mỡ đám trẻ từng rất thích, vì vừa dễ chia nhau, lại có đủ các vị mặn, ngọt, cay và dai dai, vỏ bên ngoài dày đặc chữ Trung Quốc, không có phụ đề bằng tiếng Việt. Lần nào lên đây công tác tôi cũng thấy bọn trẻ ăn món đó.

Trò chuyện với hai bạn nhỏ mua hàng, tôi biết hai em là Ma Thị Phương Uyên và Ma Thị Minh Thư cùng ở xóm Lũng Cà hiện là học sinh Trường PTDT nội trú Nguyễn Bỉnh Khiêm (Võ Nhai). Minh Thư đang là học sinh lớp 8 cho biết: “Ở trường chúng em cũng được thầy cô giáo dặn không mua đồ ăn không có hạn sử dụng và nên tìm mua những mặt hàng có chữ Việt Nam”.

Còn Uyên lớn hơn Thư 1 lớp, khoe: “Bố em là trưởng xóm, bố em hay dặn mọi người trong nhà phải mua hàng Việt Nam để dùng cho bảo đảm sức khỏe. Bố em còn bảo, bố em phải đi tuyên truyền cho cả xóm nên trong gia đình, mẹ và bọn em phải nhớ thực hiện, không được vi phạm”.

Đúng lúc ấy, một người đàn ông trung niên, đeo sau lưng chiếc túi vải miệng thắt chặt đi vào quán rút ra mấy tờ tiền được gói kỹ càng trong chiếc túi nylon bảo: “Cho thùng mỳ tôm Gấu đỏ, một chai dầu ăn và một chai nước ngọt. Tất cả là hàng Việt nhé”.

Anh Tính nhanh nhảu xếp hàng vào túi đưa cho khách, tươi cười bảo: “Bác yên tâm dùng nhé, nhà em chỉ có hàng Việt Nam thôi”.

Đồng bào vùng cao ngày càng tin dùng hàng Việt
Đồng bào vùng cao ngày càng tin dùng hàng Việt

Không chỉ ở Lũng Luông, Lũng Cà mà sự thay đổi trong nhận thức ấy còn lan tỏa đến cả người dân ở xóm vùng cao Bản Tèn, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ). Ở Bản Tèn hôm nay đã có tới 3 điểm bán tạp hóa với các mặt hàng phong phú, thay vì chỉ có 1 cửa hàng như mấy năm trước.

Tôi rẽ vào một trong số 3 quán ấy. Vợ chồng chủ quán là anh Vương Văn Páo và Nông Thị Xía. Cũng giống như quán của gia đình anh Tính ở Lũng Luông, ở đây hàng Việt đã “soán ngôi” các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trước đây. Chị Xía vui vẻ trò chuyện: Trước thì cứ hàng rẻ là dễ bán, nhưng bây giờ dân hỏi kỹ lắm. Hàng nước ngoài mà lại không rõ nguồn gốc là họ không mua đâu.

- Nhà chị Xía chuyển sang bán hàng của Việt Nam sản xuất lâu chưa?

- Trước cũng có nhưng mà ít. Hồi 2018 hay sao ấy, mình xuống xã thấy có “Điểm bán hàng Việt” (đặt tại xóm Tân Lập 1), ở đó toàn hàng Việt Nam chất lượng bảo đảm. Nghe giới thiệu xong, mình mới nghĩ sao không mang hàng Việt về bán thay cho hàng chả biết ở đâu như bây giờ. Thế là từ đấy dần dần chuyển sang bán hết hàng Việt. Dân họ cũng được nghe tuyên truyền nhiều nên giờ hàng hóa không có nhãn mác tiếng Việt, không có hạn sử dụng là họ không mua nữa… Mình người Việt Nam phải dùng hàng Việt chứ!

Lời của chị Xía như một nốt nhạc reo vui về sự thay đổi nhận thức, thói quen của người dân vùng cao./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 16 phút trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 26 phút trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 8 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.