Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khe Sán - Bao giờ tươi sáng?

Văn Hoa - 19:25, 16/08/2021

Khe Sán là thôn khó khăn nhất của xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), chủ yếu là người Mông và người Dao sinh sống. Cả thôn có 72 hộ dân, thì có tới 15 hộ nghèo bởi nơi đây vẫn đang còn nhiều cái không: không điện, không đường, không sóng điện thoại, trạm y tế, trường học xa nơi ở...

Dù trời đã hửng nắng, nhưng đường vào Khe Sán vẫn là thử thách nguy hiểm với những người đi xe máy
Dù trời đã hửng nắng, nhưng đường vào Khe Sán vẫn là thử thách nguy hiểm với những người đi xe máy

Nhiều cái không

Đến Châu Quế Thượng vào đúng ngày trời mưa to tầm tã do ảnh hưởng bởi đợt áp thấp nhiệt đới, lãnh đạo xã cho biết, trời mưa không thể vào được thôn Khe Sán do đường trơn trượt, nhiều khe suối nước chảy xiết rất nguy hiểm. Kế hoạch đành phải dời lại vào hôm sau.

Sáng hôm sau, tôi gặp được anh Triệu Văn Nhất, Bí thư chi bộ thôn Khe Sán ở trung tâm xã. Anh Nhất ra xã họp từ ngày hôm trước, nhưng vì trời mưa to không về được nên cũng phải ở lại. 

Khởi hành từ lúc 7h30 phút sáng, quãng đường chỉ 7km, nhưng đầy thách thức cho người cầm lái, bởi liên tục là những vũng bùn, khe suối vắt ngang qua đường ngập cả bánh xe. Nhiều đoạn, tôi phải xuống chạy bộ, thôi thì để cho chắc ăn, cho an toàn vậy.

Khe Sán nằm lưng chừng núi, với 72 hộ dân, chủ yếu là người Mông và người Dao, sinh sống rải rác. Mất cả tiếng đồng hồ vật lộn chúng tôi mới vào tới thôn. Đây cũng chính là lý do như lời  của Bí thư Chi bộ thôn Khe Sán Triệu Văn Nhất, chi phí làm một ngôi nhà ở trong này, bằng hai ngôi nhà ở ngoài trung tâm xã. Anh Triệu Văn Nhất bảo, người dân mong mỏi có con đường đi lại để thuận tiện phát triển kinh tế, các cháu đi học đỡ vất vả hơn.

 Dẫn chúng tôi về thăm nhà, căn nhà của anh Nhất khá rộng, tuy nhiên trong nhà chỉ có chiếc ti vi nhỏ đã bám đầy bụi. Anh Nhất giải thích, để ti vi cho nó đẹp chứ có dùng được đâu. Mấy năm rồi, làm ăn cũng khá hơn, gia đình cũng dành dụm được chút ít tiền, muốn sắm ti vi, tủ lạnh, các thiết bị điện tử khác nhưng không có điện đành chịu.

Chỉ vào chiếc bóng tiết kiệm điện duy nhất giữa phòng khách, anh Nhất nói, tận dụng dòng suối chảy qua thôn nên anh đã mua chiếc máy phát để chạy. Chiếc máy ấy chỉ chạy được 1 thiết bị, khi muốn sử dụng máy bơm, thì phải tắt tủ lạnh, còn buổi tối thì tắt hết các thiết bị để bóng này sáng.

Mỗi khi trời mưa, người dân Khe Sán phải chịu cảnh lầy lội
Mỗi khi trời mưa, người dân Khe Sán phải chịu cảnh lầy lội

Dẫn tôi đi một vòng quanh thôn, anh Nhất chỉ cho tôi nơi đặt vị trí máy phát điện của gia đình. Anh nói, hôm nào trời mưa, rác mắc vào máy thì sẽ không phát được điện; nhiều hộ không có tiền, không sắm được máy phát điện. Khi anh mới được bầu làm Trưởng thôn (năm 2012), trong thôn có hơn 80% là hộ nghèo, thu nhập chủ yếu từ làm ruộng, nuôi thêm con lợn, con gà, kinh tế tự cung tự cấp. 

"Đến nay, dù người dân đã nỗ lực làm ăn, trồng cây lấy gỗ và trồng quế, tranh thủ xen canh cây ngắn ngày nhưng vì thiếu đường, nên hàng hoá ứ đọng lại không có ai trao đổi, thiếu điện, không có sóng điện thoại nên khó khăn đủ bề; thôn chỉ có 72 hộ, nhưng có tới 15 hộ nghèo", anh Nhất chia sẻ

Gặp ông Cư Seo Lầu, dân tộc Mông, đang dắt trâu từ nương về. Hỏi chuyện, ông Lầu bảo: Nhà có đứa con gái lấy chồng xa lâu không thấy về nhà chơi, mà cũng không biết liên lạc thế nào. Ở đây không có sóng điện thoại nên không gọi được, muốn gọi điện thì phải chọn ngày trời quang đãng, chạy lên mãi ngọn núi cao nhất thôn để bắt sóng.

Trời bắt đầu mưa nặng hạt, đám trẻ nhỏ đầu trần, chân đất đang chơi đùa trong  khoảng đất trống. Thấy người lạ, đám nhỏ có vẻ ngại ngùng chạy đi. 

Bí thư Chi bộ Triệu Văn Nhất bộc bạch: Thương bọn trẻ, không có chỗ vui chơi nên chỉ biết nghịch đất cát. Vì không có sóng điện thoại, không có Internet nên đám nhỏ cũng không có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài. Người dân cũng mất đi cơ hội nắm bắt những thông tin hữu ích về cách làm ăn, những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở các địa phương khác.

Nhà văn hóa của thôn được chuyển đổi thành trường mầm non để có nơi dạy dỗ, chăm sóc trẻ em
Nhà văn hóa của thôn được chuyển đổi thành trường mầm non để có nơi dạy dỗ, chăm sóc trẻ em

Dẫn tôi tới căn nhà cấp 4 nhỏ, anh Nhất giới thiệu, đây là trường mầm non của thôn. Trước kia đây là nhà văn hóa, nhưng vì thôn không có điểm trường nên phải lấy tạm căn nhà này để cho các cháu học. 

Khi lên lớp 1, các cháu sẽ ra Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú- Tiểu học và THCS ở ngoài xã để học, thứ 2 đi thì thứ 6 về với gia đình. Đến nay, thôn chưa có ai từng học đại học, cao đẳng; thường thì học hết cấp II là nghỉ về với gia đình làm nương; vì muốn học cấp III phải xuống đến trung tâm huyện, cách nhà tới 60km.

Mong một ngày tươi sáng 

Bí thư Chi bộ thôn Khe Sán còn bộc bạch, lo nhất là khi ốm đau, người dân trong thôn phải ra tận Trạm y tế xã, cách nhà gần 10km, đường đi lại khó khăn. Những hôm trời nắng thì không sao, trời mưa đường trơn trượt thì không biết xoay sở thế nào. Có nhiều trường hợp phụ nữ đến ngày sinh nở, chưa ra đến trạm y tế thì đã đẻ trên đường…

Đem tâm tư của bà con Nhân dân Khe Sán trao đổi với bà Đinh Thị Hồng Loan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Châu Quế Thượng, bà Loan cho biết, Khe Sán là thôn khó khăn nhất của xã, không điện, không đường, không sóng điện thoại. Thôn có 100% đồng bào DTTS sinh sống, đường từ trung tâm xã vào thôn khá xa, dân cư thưa thớt sống rải rác, nên việc đầu tư các công trình dân sinh cũng còn hạn chế, vì vậy người dân nơi đây còn nghèo và  khó khăn lắm.

Những đứa trẻ ở Khe Sán
Những đứa trẻ ở Khe Sán

"Trước mắt, 2km đường bê tông vào Khe Sán sẽ do Nhà nước và Nhân dân cùng làm, chính quyền xã cũng đang đề xuất xin các nguồn hỗ trợ 100% để thi công 5km còn lại. Về điện, Sở Công thương tỉnh đã khảo sát các tuyến cụ thể tại 2 thôn, nhưng chưa biết bao giờ sẽ được triển khai", bà Loan cho biết.

Với mục tiêu phấn đấu xây dựng xã Châu Quế Thượng đạt chuẩn nông thôn mới vào Quý IV năm 2021, và những thông tin từ Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng, hy vọng thôn Khe Sán sẽ sớm có con đường mới để đi, có điện để phát triển sản xuất, để tiếp cận được thông tin, kinh nghiệm phát triển kinh tế… từng bước đẩy lùi được cái khổ, cái nghèo đeo bám lâu nay.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Đối với con em đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với con chữ là một sự nỗ lực rất lớn và để học đến nơi đến chốn lại càng khó khăn hơn. Bằng nghị lực, quyết tâm của mình, những chàng trai dân tộc Raglai ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, theo đuổi con chữ, biến ước mơ làm bác sĩ trở thành sự thật. Giờ đây, họ đã được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, mang kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hằng ngày chăm lo sức khỏe cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 3 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.
Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Tri Tôn (An Giang): Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nâng cao đời sống đồng bào

Công tác Dân tộc - Phương Nghi - 3 giờ trước
Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới của tỉnh An Giang có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm 33,3%). Sau bốn năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phum sóc đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống của người dân đổi thay mạnh mẽ.
Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Những bác sĩ của đồng bào Raglai

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Đối với con em đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với con chữ là một sự nỗ lực rất lớn và để học đến nơi đến chốn lại càng khó khăn hơn. Bằng nghị lực, quyết tâm của mình, những chàng trai dân tộc Raglai ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, theo đuổi con chữ, biến ước mơ làm bác sĩ trở thành sự thật. Giờ đây, họ đã được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, mang kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hằng ngày chăm lo sức khỏe cho người dân.
Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Cổ tự Đại Tuệ trên đỉnh Thăng Thiên

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 3 giờ trước
Đường lên dãy Đại Huệ, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vi vút thông reo. Gió núi, mây ngàn hòa cùng bảng lảng sương mai càng làm cho Cổ tự Đại Tuệ thêm linh thiêng, huyền bí. Điều rất thú vị, đây là ngôi chùa duy nhất trên cả nước thờ Phật bà Đại Tuệ, thờ 5 vị vua cùng những kỷ lục Việt Nam rất đáng ngưỡng mộ.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dự án 1 (Chương trình MTQG 1719): Giải quyết những vấn đề cấp thiết để ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề..., qua đó, đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết, giúp đồng bào DTTS an cư, ổn định đời sống.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu TNXP, cựu dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu TNXP, cựu dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Nông dân Quảng Ngãi phấn khởi với giá ớt tăng 10 lần

Kinh tế - Anh Trúc - 4 giờ trước
Tại Quảng Ngãi, giá ớt hiện dao động từ 65.000 - 72.000 đồng/kg, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Bình Dương: Khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới

Tin tức - Duy Chí - 5 giờ trước
Ngày 9/4, Đảng ủy UBND tỉnh Bình Dương khai giảng khóa II Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới kết nạp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Lớp bồi dưỡng được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với 250 học viên tham gia,