Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách mới, đặc thù về tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021-2030. Trong giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước sẽ tập trung nguồn lực giảm 600 hộ nghèo DTTS và riêng trong năm 2022 là 203 hộ giúp nhiều hộ nghèo DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Sắc màu 54 -
Quỳnh Trâm- Ngọc Thỏa -
07:51, 25/11/2022 Nghề đan lát của người Thái ở xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên do những mặt hàng đồ vật dụng bằng nhựa xuất hiện, giá thành rẻ, tiện lợi nên người dân quên dần những sản phẩm đan lát. Do vậy, người biết đan lát cũng chẳng còn mấy người. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Yên Khương luôn trăn trở tìm giải pháp để nghề đan lát được duy trì và phát huy, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong những năm qua, ông Bế Sinh Nghiệp, dân tộc Tày, thôn Ngàn Vàng Dưới, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) là người đã có nhiều đóng góp trong các phong trào ở địa phương; đặc biệt là ông còn tham gia xử lý thành công nhiều vụ việc tranh chấp về đất rừng, lấn chiếm đất rừng của các hộ dân trên địa bàn. Từ những việc làm, uy tín của ông, hơn 10 năm qua ông luôn được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín.
Từ chủ trương tuyên truyền vận động các hộ đồng bào DTTS phát huy tinh thần đoàn kết gắn bó, “tương thân tương ái”, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao thu nhập..., làng Wâu, xã Chư Á, (TP. Pleiku) đã từng bước đổi thay, cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà của người Ba Na nơi đây.
Xã hội -
Nguyễn Thanh – CTV -
07:23, 25/11/2022 Đảng tin, dân mến, nhiều đảng viên nữ người DTTS ở miền tây xứ Nghệ đã được bầu và giao trọng trách là bí thư chi bộ, trưởng bản. Hình ảnh những nữ bí thư chi bộ nhiệt huyết, trách nhiệm không chỉ khẳng định khả năng của người phụ nữ, mà còn góp phần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của đồng bào vùng cao về vị thế, vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Nghệ nhân Ưu tú H’Săn Êban ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana là nữ nghệ nhân duy nhất đánh trống dẫn nhịp chiêng của tỉnh Đắk Lắk. Cả đời gắn bó với chiếc trống dẫn nhịp cho cả đội chiêng hợp tấu, ở tuổi ngoài 80, nghệ nhân H'Săn đau đáu nỗi niềm người kế tục, trăn trở việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa chiêng nữ Ê Đê Bih.
Tỉnh Bình Định có 122 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn, Hoài Ân và Phù Cát. Trong những năm qua, những Người có uy tín đã có những đóng góp thiết thực cho các phong trào ở địa phương, cùng chung tay xây dựng quê hương, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự và củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xác định mục tiêu “đi tắt đón đầu” bằng việc tiên phong xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh, Bình Phước đã đề ra hàng loạt giải pháp, trong đó đáng chú ý là kế hoạch Chiến dịch cao điểm 92 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển Chính quyền số” đã đưa địa phương này dẫn đầu về chuyển đổi số.
Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, Gia Lai còn là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc sinh sống . Toàn tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc anh em đoàn kết, chung sống trong những buôn làng sạch đẹp, thơ mộng và mỗi dân tộc đều đang sở hữu và tìm cách để khai thác giá trị từ những di sản văn hoá độc đáo riêng có.
Hằng năm, cứ vào tháng 10 hoặc đầu tháng 11 âm lịch, khi cây lúa trên rẫy chín vàng, ngào ngạt hương thơm, các gia đình người Co bắt đầu thu hoạch. Sau khi lúa, nếp gặt xong được cất giữ trong nhà, khắp các bản làng người Co lại tổ chức Tết Ngã rạ. Vì là cái Tết quan trọng nhất, nên người Co chuẩn bị nhiều lễ vật để tạ trời, đất phù hộ cho vụ mùa bội thu, con người được khỏe mạnh.
Trong khi sử thi và nghệ nhân kể sử thi đang vắng dần trong đời sống cộng đồng, thì ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, nghệ nhân Y Wuang Hwing vẫn thường xuyên hát kể sử thi. Ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn có thể hát kể nhiều sử thi của người Ê Đê. Đối với ông tiếng chiêng, bài khan như miếng cơm, hạt muối phải dùng hàng ngày.
Xã hội -
Sỹ Hào -
10:09, 24/11/2022 Trước đại dịch Covid - 19, ngoại giao y tế ít được quan tâm hơn so với ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, từ khi đại dịch xuất hiện, ngoại giao y tế - cụ thể ở đây là ngoại giao vắc xin, là cấp thiết để có được “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, đồng thời cũng là con đường khẳng định hình ảnh quốc gia đối với bạn bè quốc tế.
Thời sự -
Thanh Huyền - Văn Hoa -
10:05, 24/11/2022 Ngày 24/11, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2025.
Già làng, Người có uy tín Ksor Cân với vai trò, trách nhiệm và tầm ảnh hưởng của mình đã làm cho bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS làng Dăng ngày càng chuyển biến tích cực.
Xã hội -
Lê Hường -
09:40, 24/11/2022 “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” theo Kế hoạch số 11284/KH-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt trong công tác tuyên truyền ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kinh tế -
Phạm Nguyên -
09:24, 24/11/2022 Phát huy truyền thống cách mạng, sau ngày đất nước thống nhất, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua việc đầu tư nhiều chương trình, dự án, thực hiện hiệu quả chính sách cho đồng bào vùng DTTS và miền núi, trong đó có làng kháng chiến Xốp Dùi (xã Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum), nhờ đó, cuộc sống của đồng bào Xơ Đăng ngày càng no ấm.
Nghệ nhân A Kyunh (44 tuổi) hiện là Đội trưởng đội chiêng nam thôn Kon Tơ Neh, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Nhiều năm qua, anh luôn giữ vững niềm đam mê, nhiệt huyết “giữ lửa” cho văn hóa cồng chiêng; đồng thời góp phần truyền dạy lại cho các thế hệ con cháu trong làng.
Xã hội -
Nguyễn Thanh - CTV -
08:44, 24/11/2022 Bám sát địa bàn, thấu hiểu những mong muốn của bà con bên kia biên giới; thời gian qua, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình đã triển khai có hiệu quả mô hình “Ánh sáng vùng biên”, mang ánh sáng đến các bản làng người Lào giáp biên giới Việt Nam. Kết quả tích cực từ mô hình không chỉ mang đến niềm vui cho đồng bào khu vực biên giới, mà còn góp phần tô thắm thêm hình ảnh của những người lính “quân hàm xanh” nơi biên cương Tổ quốc, thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai quốc gia…
Cách đây chừng 4 năm, từng bị gọi là “làng nát rượu”, nhưng bây giờ Đăk Pao đã không còn bóng ma men. Những ngôi nhà ngói đỏ tươi mới nổi bật lên giữa núi rừng xanh thẫm; cái đói cái nghèo đã được đẩy lùi, đời sống người dân đã đổi thay đáng kể.