Thời gian gần đây, nhiều nông dân Tây Nguyên ký gửi nông sản tại các đại lý, doanh nghiệp để không phải bảo quản mà dễ lấy tiền. Tuy nhiên, hình thức ký gửi nông sản này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nông sản lớn, gần đây nhất là 2 vụ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng tại Gia Lai khiến hàng trăm người dân trắng tay.
Hiện nay trên thị trường Tây Nguyên giá mít Thái đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, điều này khiến người trồng mít có thu nhập khá.
Vào Đăk Lăk lập nghiệp từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng các hộ đồng bào dân tộc Thái đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn giữ gìn và phát huy phong tục, giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc mình. Theo đó, họ đã tổ chức phục dựng các loại hình nghệ thuật dân gian trong Lễ hội cổ truyền, trang phục truyền thống, chữ viết…
Tây Nguyên là vùng đất có nhiều cây trồng chủ lực mang tính chiến lược như cà phê, cao su, hồ tiêu… hằng năm mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay loại cây này đang trở nên “lép vế” vì giá cả tụt dốc khiến người nông dân hoang mang.
Cà phê chồn đã trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng của vùng đất Tây Nguyên trong nhiều năm trở lại đây. Để tạo ra được sản phẩm là một quy trình cầu kỳ, phức tạp không phải ai cũng làm được. Với niềm đam mê và chịu khó học hỏi kinh nghiệm anh Nguyễn Bá Cừ (SN 1980, ngụ ấp Tân Phú, xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước) đã có bước đi táo bạo đem lại thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian qua, tại một số tỉnh trên địa bàn khu vực Tây Nguyên liên tiếp xảy ra những vụ vỡ nợ nông sản. Đa phần các vụ vỡ nợ nông sản là do người dân ký gửi cà phê với doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, nhiều vụ giá trị tài sản vỡ nợ lên tới hàng chục tỷ đồng.
Trong thời gian qua công tác kết nghĩa giữa cơ quan, đơn vị với các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, tinh thần đoàn kết gắn bó với đồng bào các dân tộc. Qua đó, góp phần giúp các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ký kết chương trình cho vay tái canh cà phê. Trong đó, Ngân hàng cam kết cung ứng gói tín dụng hơn 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được 758 tỷ đồng (xấp xỉ 6%).
Ngày 14/3, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có buổi làm việc với một số bộ, ngành liên quan về chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và chính sách ổn định đời sống sản xuất đối với đồng bào di cư tới các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Thời gian vừa qua, diện tích hồ tiêu trên địa bàn Tây Nguyên phát triển ồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu.
Huyện Buôn Đôn là nơi tập trung hơn 220 nhân khẩu là người Việt gốc Lào với những phong tục tập quán đặc sắc vẫn còn lưu giữ.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”.
Nếu như những năm trước nhiều bà con nông dân ở Tây Nguyên như “ngồi trên đống lửa” vì dưa hấu rớt giá thê thảm thì vụ dưa này (vụ đông-xuân), bà con nông dân nơi đây lại “vui như tết”, bởi dưa hấu năm nay được mùa, được giá.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ký kết chương trình cho vay tái canh cà phê. Trong đó, Ngân hàng cam kết cung ứng gói tín dụng hơn 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được 758 tỷ đồng (xấp xỉ 6%).
Do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên nhiều năm nay thị trường giống cây trồng trên địa bàn Tây Nguyên trở nên hỗn loạn.
Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là địa phương hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.
Trong nhiều năm qua, thực trạng dễ nhận thấy trong các cuộc khảo sát về dạy và học nghề ở Tây Nguyên là, tỷ lệ người học khó tiếp cận và vận hành thành thục nghề mình đã học; lý thuyết và thực hành còn vênh nhau.
Bao đời nay, chiếc cối giã gạo gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai vốn được coi là “thủ phủ” hồ tiêu của vùng Tây Nguyên. Những năm trước, khi tiêu được mùa, được giá, người dân đổ xô đi trồng tiêu. Thế nhưng thời gian gần đây, hàng ngàn ha tiêu bỗng dưng héo dần và chết khiến nhiều người điêu đứng.
Những năm qua, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã có hàng trăm tiểu dự án sinh kế (TDA) trồng trọt, chăn nuôi… từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên được triển khai, giúp hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng hưởng lợi thay đổi cách nghĩ, cách làm phát triển kinh tế và có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo.