Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.
Hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch bơ booth (bơ muộn). Khác với những năm trước, năm nay loại bơ này đang đối diện với tình trạng mất mùa và đặc biệt là giá thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Dân tộc Cơ-tu là một trong số ít DTTS ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa truyền thống.
Tại khu vực Tây Nguyên, nhiều năm nay vẫn tồn tại xe công nông độ chế. Loại hình phương tiện này tham gia đắc lực vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Thế nhưng, công nông độ chế lại thiếu an toàn gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.
Cùng với việc triển khai thực hiện các dự án chuyển đổi rừng làm mất rừng thì tình trạng người dân xâm canh, xâm lấn, phá rừng diễn ra hết sức nghiêm trọng, khiến khu vực Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ không còn rừng. Nếu không có giải pháp căn cơ thì mai đây, Tây Nguyên có còn là đại ngàn?
Mang trong người trọng bệnh, thầy Trần Quang Thông ở phường Tân Tiến, TP . Buôn Ma Thuột quyết tâm thực hiện ước mơ xây dựng nhà lưu trú cho học sinh nghèo, lang thang, trẻ mồ côi của Tây Nguyên. 21 năm triển khai mô hình Nhà lưu trú học sinh Đăng Khoa, thầy Trần Quang Thông đã hỗ trợ, chắp cánh ước mơ cho hàng trăm trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ em cá biệt, được học tập, nuôi dưỡng, phát triển trí tuệ và nhân cách.
Trước kia, mỗi buôn làng Tây Nguyên đều có một bến nước. Nhưng nay rừng cạn kiệt, cây cổ thụ không còn, ở nhiều địa phương, bến nước cũng không được bà con quan tâm. Do đó, vai trò già làng, chủ bến nước, luật tục cộng đồng vốn ăn sâu trong tiềm thức đồng bào đang dần phai nhạt. Mất rừng, bến nước cũng mất và buôn làng cũng sẽ không còn là buôn làng truyền thống đúng nghĩa.
Trong văn hóa các DTTS Tây Nguyên, bến nước là một trong những giá trị tiêu biểu để khẳng định sự phát triển của mỗi tộc người, là nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của buôn làng. Vì vậy, khi chọn đất để lập làng, dựng buôn, điều đầu tiên đồng bào nghĩ đến là nguồn nước. Nguồn nước phải dồi dào, trong lành và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả buôn làng.
Tôi đặt mình trong dòng tâm thức của những người con Tây Nguyên để được buồn vui cùng nỗi vui buồn của họ. Những giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt nhưng trong tâm hồn cư dân miền Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình trong cảm thức níu giữ nền văn hóa ngàn đời của ông cha truyền lại. Một tình yêu đan xen trong niềm tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ.
Làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông (Kon Tum) có gần 70 hộ dân, chủ yếu là bà con người Xê-đăng phải di dời chỗ ở và nhường đất nương rẫy cho dự án Thủy điện Thượng Kon Tum.
Trong cộng đồng dân tộc Ê-đê ở Đăk Lăk, ông Y Míp A Yun (dân tộc Ê-đê) là một trong những gương mặt nghệ nhân tiêu biểu, tài hoa cả về chế tác, lẫn biểu diễn quảng bá các loại nhạc cụ truyền thống dân tộc Ê-đê. Ông cũng là người có đóng góp rất đáng kể vào sự lưu giữ bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hơn nửa thế kỷ qua.
“Một mình lang thang trên đất này. Theo bước chân cha ông từng ngày. Một mình qua sông qua núi đồi. Tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời…” (Lời bài hát “Đi tìm lời ru mặt trời” của Y Phôn K’So).
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng là linh hồn dân tộc chứa đựng giá trị lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, nghi lễ… Cồng chiêng gắn bó với con người từ lúc sinh ra đến khi về với Yang. Trước khi có chiêng đồng, người Ê-đê đã chế tác một loại chiêng rất độc đáo được làm bằng ống cây tre, gọi đó là ching kram hay chiêng tre với âm thanh mộc mạc, gần gũi.
Bên cạnh những bài ca điệu múa đậm chất biển đảo, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, những hạt nhân văn nghệ quần chúng ở Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Hải quân luôn thích hát, múa những tác phẩm Tây Nguyên.
Từ thời xa xưa, các dân tộc ở Tây Nguyên đã biết đến nghệ thuật hóa trang, đeo mặt nạ và tô vẽ trên các bộ phận của cơ thể nhằm làm thay đổi diện mạo của mình. Lối hóa trang này được người xưa dùng để đi săn, ngụy trang trong chiến đấu và trình diễn trong các dịp lễ hội của cộng đồng.
Ngày 12/7, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) tổ chức Tọa đàm “Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, chức sắc các tôn giáo, Người có uy tín trong công tác phòng, chống tội phạm tại vùng đồng bào DTTS” các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông là 3 tỉnh Tây Nguyên có diện tích hồ tiêu lớn nhất cả nước. Trong 2 năm trở lại đây, giá hồ tiêu trượt dốc mạnh cùng với diện tích lớn tiêu chết khiến hàng ngàn người dân điêu đứng, ngập trong nợ nần, nhiều nhất là người trồng tiêu ở tỉnh Gia Lai.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do hình thế gây mưa dông yếu, nên ngày 10/7 miền Bắc mưa chỉ xảy ra vào đêm và sáng với lượng không lớn, đến trưa và chiều trời xuất hiện nắng nhiều hơn, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh cao nhất từ 31-33 độ C, độ ẩm không khí trên 70 % tạo cảm giác oi bức khó chịu.
Mang giống chó có nguồn gốc Bắc cực về Tây Nguyên, chàng trai 9X Hoàng Văn Tiến đã xây dựng thành công mô hình trang trại chó cảnh đầu tiên ở huyện Krông Búk, với quy mô lớn nhất tỉnh Đăk Lăk.
Ông Phạm Văn Nhung, thôn Hòa Bình, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, (Gia Lai) luôn được mọi người kính trọng tin tưởng gọi với cái tên trìu mến bác Sáu Nhung. Ông là Chủ tịch Hội Người cao tuổi, một cựu chiến binh luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua lao động, sản xuất ở địa phương.