Tính đến 23h ngày 13/10/2020, số người chết do mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên đã tăng lên 36 người, còn 12 người mất tích.
Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.
Xã hội -
Lê Hường -
09:33, 21/09/2020 Tây Nguyên đang mùa mưa. Thời điểm này, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên rất phấn khởi, bởi họ sẽ có thêm nguồn thu nhập khá từ sản vật trong rừng như măng, nấm, các loại rau rừng... Đây cũng chính là lý do, đồng bào Tây Nguyên gọi mùa mưa là mùa “ăn rừng”.
Sức khỏe -
Hà Văn Đạo -
09:48, 16/09/2020 Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cái chết thương tâm vì bệnh dại liên tục xảy ra trên địa bàn Tây Nguyên, nhất là khu vực vùng sâu, vùng DTTS. Bên cạnh sự chủ quan không đến cơ sở y tế khi bị vật nuôi cắn để tiêm phòng thì ý thức của một bộ phận người dân thực hiện Luật Thú y chưa nghiêm, nên những cái chết đau thương vẫn luôn diễn ra.
Từ lâu, âm nhạc dân gian Tây Nguyên luôn được đông đảo người yêu âm nhạc đón nhận, trân trọng; có sức sống bền bỉ, mang đặc trưng riêng trong nền âm nhạc Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, sự phong phú của thể loại âm nhạc đặc trưng, có giá trị nghệ thuật cao này vẫn luôn trường tồn và cần tiếp tục được đầu tư khai thác.
Xã hội -
Hà Văn Đạo -
10:05, 14/09/2020 Hàng loạt chốt kiểm dịch Covid-19 và bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên đã được dỡ bỏ, đưa một số hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn từ dịch Covid-19 và bạch hầu vẫn còn thường trực nên chính quyền và người dân ở Tây Nguyên không chủ quan để tránh những hậu quả khó lường.
Xã hội -
Lê Hường -
09:53, 09/09/2020 Mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng tình trạng di cư tự phát hiện vẫn nóng ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, gây ra nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội. Để hỗ trợ đồng bào, Nhà nước cũng như các địa phương đã triển khai nhiều dự án ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhưng không phải dự án nào cũng đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Sau thời gian tạm lắng, hiện một số tỉnh Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ca mắc bệnh bạch hầu. Đáng lo ngại hơn khi hàng nghìn học sinh đang trước thềm năm học mới. Vừa đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vacccine mở rộng, ngành Y tế các tỉnh chỉ đạo chủ động các biện pháp đối với phó dịch bạch hầu.
Nhà rông là một kiến trúc độc đáo của các buôn làng đồng bào sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linh hồn, "trái tim" của mỗi ngôi làng.
Nhà rông là một kiến trúc độc đáo của các buôn làng đồng bào sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linh hồn, "trái tim" của mỗi ngôi làng. Ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai), những mái nhà rông vẫn vững chãi cùng năm tháng, làm điểm tựa tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng.
Chiếc Gùi trong văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và của người Jrai tại Gia Lai nói riêng - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như đựng thức ăn lên nương rẫy, đi chợ, đựng bầu đi lấy nước mà còn là một trong những tác phẩm nghệ thuật được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.
Những ngày này, từ một số tỉnh ở Tây Nguyên, những chuyến xe chở đầy ắp nông sản sạch vẫn lăn bánh đều về tặng cho đồng bào vùng tâm dịch miền Trung là Quảng Nam, Đà Nẵng. Ai cũng mang trong mình mong muốn góp phần giúp người dân đang gặp khó khăn tăng cường thêm sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh tốt nhất.
Một nhà văn hóa từng viết về những nghệ nhân chỉnh chiêng như thế này: Ở tất cả các dân tộc Tây Nguyên có những người đặc biệt, rất hiếm hoi và được hết sức quý trọng, đó là “những thầy thuốc chuyên chữa bệnh cho chiêng”. Có dịp về các buôn làng ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) mới thấy ý kiến trên hoàn toàn chính xác, khi đội ngũ nghệ nhân chỉnh chiêng vốn đã ít ỏi nay lại càng hiếm hoi.
Xã hội -
PV -
16:49, 13/08/2020 Đổi công là hình thức tổ chức lao động được thực hiện tại nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa các tộc người thiểu số, trong đó có đồng bào ở Tây Nguyên - nếu đi sâu tìm hiểu thì hình thức đổi công trong hoạt động sản xuất truyền thống có giá trị và chức năng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số từ trước cho đến nay.
Lửa có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngọn lửa trước sân nhà rông quy tụ mọi người trong những đêm hội của cộng đồng với tiếng chiêng, nhịp trống, điệu múa xoang, ché rượu cần... Ngọn lửa chất chứa bao huyền thoại của vùng đất cao nguyên trong những đêm kể khan của già làng, là biểu tượng cho quyền năng thần bí của Vua Lửa (Pơtao Apuih) từng được lưu trong sử sách.
Múa dân gian của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên luôn gắn với các phong tục, lễ hội truyền thống. Vốn văn hóa đặc sắc và độc đáo này là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ, biên đạo múa tìm hiểu, khám phá để dàn dựng nên những tác phẩm nghệ thuật trứ danh, phục vụ công chúng trong đời sống đương đại.
Được xây dựng vào năm 1992, trên khu đất trung tâm của thị trấn Sa Thầy, nhà rông văn hóa huyện Sa Thầy là công trình văn hóa, biểu tượng cho sự gắn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn huyện. Nơi đây còn được xem là một bảo tàng thu nhỏ vì đang lưu giữ, trưng bày hàng trăm hiện vật có giá trị về văn hóa, lịch sử của địa phương.
Sức khỏe -
Hà Văn Đạo -
09:51, 03/08/2020 Dịch bạch hầu ở Tây Nguyên mặc dù đã được khoanh vùng, nhiều ổ dịch cơ bản được dập, tuy nhiên, nguy cơ bùng phát vẫn hiện hữu. Cùng với đó là các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 vẫn được triển khai, nhất là từ khi xuất hiện ca nhiễm mới tại Đà Nẵng, sau đó là ca nhiễm tại tỉnh Đăk Lăk lây nhiễm từ cộng đồng.
Dịch bệnh bạch hầu vẫn đang diễn biến phức tạp tại 4 tỉnh Tây Nguyên, số ca mắc tăng từng ngày. Để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, ngoài sự nỗ lực của chính quyền địa phương, ngành Y tế thì người dân cũng cần nâng cao nhận thức, đồng lòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Nghệ nhân Ksor Hnao ở làng Kép (phường Đống Đa, TP. Pleiku, Gia Lai) là người am hiểu các nét văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên. Với tài năng Yàng (trời) phú, ông đã dìu dắt, đào tạo hàng trăm thế hệ trong các lĩnh vực văn hóa như tạc tượng, đánh chiêng và chỉnh chiêng. Để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc, ông đã mở một quán ăn mang tên Ksor Hnao để quảng bá văn hóa ẩm thực của người Gia Rai với khách du lịch và tạo sinh kế cho dân làng.