Sắc màu 54 -
Ảnh: Thái Bana - Nguyễn Sơn Tùng (Lời dẫn: Sông Lam) -
16:00, 02/05/2021 Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú.
Thuở xa xưa, sống giữa vùng đất đại ngàn với kho tàng tiềm năng giàu có, nhưng đồng bào các dân tộc anh em đắm chìm trong đói nghèo, lạc hậu. Từ trong hoang vu của núi rừng, dòng mạch trầm tích Tây Nguyên vẫn bừng sáng bởi ngọn lửa thiêng, bởi âm thanh đàn đá, nhịp điệu cồng chiêng và những vòng xoang kết nối cộng đồng. Những bộ sử thi kỳ vĩ cũng đã cất lên tiếng nói của các dân tộc anh em thể hiện khát vọng chinh phục, vươn tới những giá trị cao đẹp…
Sáng 24/4, hàng trăm người dân làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa (Gia Lai) tập trung về bến nước của làng để tiến hàng nghi lễ cúng Giọt nước. Đây là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
Lễ hội đua voi có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, người Mnông nói riêng nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ săn bắt, thuần dưỡng voi. Đây là một lễ hội độc đáo, hấp dẫn được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba âm lịch, tại Buôn Đôn (Đăk Lăk) nơi được mệnh danh là thủ phủ của loài voi.
Xã hội -
Lê Hường - Ngọc Cường -
05:09, 20/04/2021 Đang là cao điểm của mùa khô, thời tiết nắng nóng, nguy cơ cháy rừng ở Tây Nguyên rất cao. Nhiều địa phương trong khu vực đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở mức cực kỳ nguy hiểm và triển khai nhiều biện pháp mạnh phòng chống cháy rừng (PCCR), trong đó truy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy rừng trong khu vực quản lý.
Kinh tế -
Lê Hường -
09:43, 12/04/2021 Tận dụng ưu thế đất đai rộng, khí hậu thuận lợi và niềm đam mê nông nghiệp hữu cơ, chàng trai trẻ Nguyễn Đức Thành, sinh năm 1998, thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk đã tự mày mò, tìm hiểu và xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ, lập nên một "miệt vườn" Tây Nam Bộ trên cao nguyên.
Phóng sự -
Uông Thái Biểu -
10:22, 08/04/2021 Rừng, tiếp rừng. Núi, rồi lại qua núi. Suốt dọc đường đi vẫn là thăm thẳm màu xanh hoang sơ và kỳ vĩ của đại ngàn. Hai mươi năm rồi đó, hôm nay tôi được trở lại với những người bạn người Chill (một nhánh dân tộc Cơ Ho) buôn K’long K’lanh Anh hùng - căn cứ qua hai cuộc kháng chiến (thuộc xã Đạ Cháy, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) dưới chân dãy Bidoup - một trong ba đỉnh núi cao nhất được mệnh danh là “nóc nhà”, là “điểm tựa tâm linh” của vùng đất Tây Nguyên…
Gần đây, các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có nhiều phát hiện mới về di sản văn hóa ở Tây Nguyên.
Kinh tế -
Lê Hường -
17:09, 23/02/2021 Như thường lệ, sau những ngày đón Tết, vui Xuân, người trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên lại hối hả vào mùa tưới cây để cà phê kịp bung hoa, đậu quả đúng vụ. Người đặt máy bơm, người kéo ống nước... không khí lao động sản xuất rộn ràng khắp các buôn làng.
Mặc dù chính sách tín dụng đang được triển khai rộng rãi với nhiều ưu đãi, song những năm gần đây, tình trạng cho vay nặng lãi vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. "Vòi bạch tuộc" tín dụng đen đang len lỏi đến nhiều buôn làng Tây Nguyên, gây mất trật tự an ninh, đẩy nhiều gia đình rơi vào cuộc sống khốn khó, trắng tay và hoang mang lo sợ.
Tin tức -
Ngân Nhi -
10:06, 22/02/2021 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/2, Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm có sương mù, đêm có mưa vài nơi. Tây Nguyên và Nam Bộ đêm trời lạnh.
Tây Nguyên là địa bàn tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt là vùng biên giới. Bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm, nhiều già làng nơi biên viễn đã có nhiều cách làm giúp người dân hiểu đúng, cùng nhau bảo vệ biên cương, bờ cõi, giữ bình yên biên giới, giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa.
Kinh tế -
Thùy Dung -
09:36, 17/02/2021 Nhắc đến địa danh Hà Mòn, nhiều người không quên về vùng đất một thời bị tà đạo hoành hành. Đó là chuyện của hơn thập kỷ trước. Hà Mòn hôm nay đang tự hào với thành tích, là địa phương đầu tiên của khu vực Tây Nguyên về đích nông thôn mới (NTM) và hiện nay 9/10 tiêu chí đã đạt tiêu chí NTM nâng cao.
Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ hiện còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc, trong đó có người Ê Đê. Một trong những nét văn hóa đặc sắc phải kể đến là kiến trúc nhà dài, ở đó chứa đựng một sự huyền bí, ý nghĩa sâu sắc về chiếc cầu thang được điêu khắc họa tiết “đôi bầu vú”, “vầng trăng khuyết”.
Những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đang dần hình thành những khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó, không ít dự án xây dựng ở vùng đồng bào DTTS, đặt kỳ vọng rất lớn về sự bứt phá, làm giàu cho những người nông dân…
Tin tức -
Mộc Nhi -
19:35, 01/02/2021 Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, ngày và đêm 1/2, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên trời rét, có nơi dưới 10 độ C.
Hơn 30 năm xa quê lập nghiệp, đồng bào các dân tộc phía Bắc ở Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên không gian văn hóa Việt Bắc đặc sắc nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Thời sự -
Lê Hường -
21:25, 13/01/2021 Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Tỉnh ủy Đăk Lăk tổ chức ngày 13/1 tại Đăk Lăk; ngoài thảo luận, bàn giải pháp triển khai thưc hiện Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến nội dung bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Bài toán khó khăn về đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã diễn ra từ nhiều năm, nhưng do quỹ đất không còn nên đến nay, vẫn chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ vướng mắc. Trong khi đó, tình trạng bán đất sản xuất trong vùng đồng bào DTTS vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy để ổn định cuộc sống cho đồng bào trước mắt cần ngăn chặn tình trạng này và tính kế chuyển đổi nghề, tạo sinh kế phù hợp cho người dân.
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đất sản xuất để giúp đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng có đất canh tác, vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất vẫn còn tồn tại khá nhiều. Đặc biệt, điệp khúc có đất rồi lại mất đất đang lặp đi lặp lại như chưa có hồi kết.