Xã hội -
Minh Ngọc - Trần Hải -
10:09, 22/11/2019 Vùng đất Tây Nguyên hôm nay đã hình thành nhiều bản làng của đồng bào dân tộc Mông chuyển từ miền núi phía Bắc vào lập nghiệp. Từ mảnh đất này đã giúp nhiều hộ gia đình an cư, lạc nghiệp, vươn lên làm giàu. Và bên cạnh những đổi thay tích cực, vẫn còn đó nhiều vấn nạn cần giải quyết.
Tại nhiều buôn làng ở Tây Nguyên, cơn lốc ma túy tràn về gây đảo lộn cuộc sống. Đã có không ít gia đình tan hoang, ly tán...vì tệ nạn xã hội này.
Nhà rông là một thành tố, là nét đặc trưng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay trên một số thôn, làng ở Kông Chro (Gia Lai) đang mất dần đi nhà rông truyền thống xưa.
Sắc màu 54 -
THÙY DUNG - LÊ HƯỜNG -
15:22, 14/10/2019 Từ bao đời nay, rượu ghè gắn liền với đời sống của đồng bào DTTS Tây Nguyên. Có mặt trong các ngày lễ quan trọng, trong mỗi gia đình, rượu ghè là sợi dây liên kết tình cảm giữa con người với con người và là thức uống tâm tình không thể thiếu.
Xã hội -
UÔNG THÁI BIỂU -
10:25, 09/10/2019 Từ thông tin về cây cà đắng (blơn prièn) trong một tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Tranh, chúng tôi đi tìm sự liên hệ giữa loại cà này với tên gọi của thác Prenn - một ngọn thác hùng vĩ nằm ngay cửa ngõ TP. Đà Lạt.
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?
Đây là chủ đề xuyên suốt của Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) các dân tộc thiểu số (DTTS) các tỉnh vùng biên giới Việt Nam- Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, năm 2019, vừa diễn ra tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày 19/3, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên (2009-2019). Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự có mặt của 224 già làng tiêu biểu đại diện cho hơn 3.000 Già làng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên tại Hội nghị.
Tham dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên, rất nhiều Già làng đã phát biểu, bày tỏ niềm tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, những nỗ lực quyết tâm hoàn thành vai trò của già làng gương, mẫu đi đầu thực hiện và dẫn dắt đồng bào trong các phong trào hoạt động ở địa phương; Già làng thực sự là những “trụ cột” vững chắc của buôn làng. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến của một số già làng tại Hội nghị.
Sáng 19/3, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc và tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Già làng các dân tộc Tây Nguyên. 224 Già làng tiêu biểu thay mặt hơn 3.000 Già làng các dân tộc Tây Nguyên đã tham dự.
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, voi không chỉ là tài sản lớn thể hiện sức mạnh của gia đình, dòng họ mà còn là hiện thân của thần voi biểu trưng của sự may mắn, thịnh vượng của buôn làng. Đến nay, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ nhiều lễ nghi, tập tục liên quan đến voi, trong đó có lễ cúng sức khỏe cho voi được tổ chức hằng năm.
Tháng 3/2009, một Quyết tâm thư đặc biệt của đại biểu già làng các DTTS khu vực Tây Nguyên được ra đời. Việc ra đời và thực hiện Quyết tâm thư đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư (được tổ chức ngày 18-19/3), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Từ bao đời nay, các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn giữ được những nét đẹp trong lễ cúng trỉa hạt. Đây là một lễ hội rất quan trọng để cầu xin các thần linh (các Yang) cho hạt giống khỏe mạnh cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, bắp thì đầy kho. Mong các vị thần che chở, trông nom nương rẫy và ước mong sẽ được một mùa bội thu, nhà nhà no ấm.
Các dân tộc ít người cư trú ở vùng núi rừng Trường Sơn-Tây Nguyên đều có tục dựng cây nêu trong các lễ hội cộng đồng. Cây nêu kết nối giữa đất và trời, giúp cho con người giao cảm được với thần linh.
Sáng 15/1, trong chuyến công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, trao quà Tết cho 100 hộ nghèo tại Buôn Nui, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Thái vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (mừng lúa mới) được tổ chức vào dịp cuối năm. Từ năm 2013, Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Thái đã trở thành một trong 5 lễ hội chính được tổ chức thường niên tại huyện Cư M’gar (Đăk Lăk).
Từ những thung lũng nghèo khó xưa kia, được Nhà nước hỗ trợ cùng với sự vươn lên bền bỉ của mỗi người dân, đời sống đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên không ngừng được nâng lên. Cứ đến dịp lễ Giáng sinh, từ mọi nẻo đường lại háo hức trong niềm vui tươi, ấm cúng của tình đoàn kết, sẻ chia và khát vọng.
Cây mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô” đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đất Tây Nguyên. Tuy nhiên, tình trạng người dân trồng ồ ạt, thiếu kinh nghiệm chọn giống, kỹ thuật sẽ khiến cho cây mắc ca có nguy cơ thành cây “mắc nợ”.
Chiều ngày 30/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với tỉnh Gia Lai nhân dịp Thủ tướng đến Gia Lai dự Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tham dự buổi làm việc.
Những ngày này, các dân tộc trên khắp dải đất Tây Nguyên đang rộn ràng chuẩn bị cho Festival cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai vào đầu tháng 11-2018. Là đội cồng chiêng nhí được chọn trình diễn tại Festival, các em nhỏ làng T'Nùng 1, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đang tích cực tập luyện.