Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển bền vững khu vực đồng bằng trước biến đổi khí hậu: Thiếu thống nhất trong ứng phó thiên tai (Bài 1)

Sỹ Hào - 16:16, 08/04/2020

Khu vực đồng bằng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng vai trò này đang trở nên mong manh trước biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Để phát triển bền vững khu vực đồng bằng, cần thiết phải có một tầm nhìn chiến lược, nhất là trong ứng phó với thiên tai.


Hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên đe dọa ĐBSCL. (Ảnh minh họa)
Hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên đe dọa ĐBSCL. (Ảnh minh họa)

Tình trạng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng cực đoan, tác động trực tiếp đến khu vực đồng bằng. Dù đã được dự báo, nhưng công tác ứng phó thiên tai hiện vẫn chắp vá, mỗi địa phương làm một kiểu.

Thiên tai trên diện rộng

Từ đầu năm 2020 đến nay, bên cạnh dốc sức phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải gồng mình đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn bủa vây. 

Theo dự báo của Tổng Cục Khí tượng Thủy văn, từ tháng 3 - 5/2020, tình trạng khô hạn thiếu nước cục bộ khả năng xảy ra tại khu vực Trung Bộ (các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận) và khu vực Tây Nguyên; từ tháng 6 - 8/2020, tình trạng khô hạn thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng lan rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ, từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Tại ĐBSCL, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam dự báo, tình trạng xâm nhập mặn vẫn sẽ diễn ra rất nghiêm trọng. Trước mắt, từ ngày 8 - 15/4, chiều sâu mặn xâm nhập lớn nhất (ranh 4g/l) là khoảng 95 - 105km. Cùng kỳ năm ngoái, chiều sâu mặn xâm nhập khoảng 70 - 80km; còn năm 2018 chỉ khoảng 18 - 30km.

Với Đồng bằng sông Hồng, vào mùa khô, nguồn nước ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình có xu hướng giảm dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên diện rộng, làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn. Đặc biệt, theo kịch bản BĐKH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21 này, 17% diện tích khu vực này có nguy cơ bị ngập. 

Mỗi nơi một kiểu ứng phó!

Không thể phủ nhận, BĐKH đã và đang tạo ra nhiều hình thái thiên tai ngày càng cực đoan. Nhưng về cơ bản, các loại hình thiên tai chủ yếu (hạn hán, xâm nhập mặn) đều đã được dự báo. 

 Như ở ĐBSCL, khu vực này đã quen với hạn, mặn, giống như các tỉnh miền Bắc quen và “sống chung” với lũ lụt. Hơn nữa, cơ quan chuyên môn cũng đã hỗ trợ các địa phương trong công tác dự báo để giảm thiểu thiệt hại.

Thực tế đã có một số địa phương “né” được hạn, mặn. Như Sóc Trăng, mùa khô năm 2016, toàn tỉnh có gần 24.000ha lúa bị thiệt hại do hạn, mặn. Rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác ứng phó nên mùa khô năm nay (tính hết tháng 3/2020), tỉnh Sóc Trăng mới chỉ có khoảng 600ha lúa vụ 3 bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, nhiều tỉnh thành khác ở ĐBSCL lại đang gồng mình chống chọi với hạn, mặn. Thậm chí, từ ngày 4/3 đến nay, đã có 5 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Long An) buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai (TTKCTT) để tìm giải pháp ứng phó. 

Việc các địa phương này ban bố TTKCTT là tình thế bắt buộc, nhưng lại không đúng thẩm quyền. Bởi theo Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp hiện hành, thẩm quyền ban bố TTKCTT là Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTCQH), theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ (trường hợp UBTCQH không thể họp ngay thì Chủ tịch nước ra Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp).

Việc 5 tỉnh ĐBSCL ban bố TTKCTT chưa phù hợp về thẩm quyền theo quy định có thể gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong cộng đồng dân cư và làm phát sinh các chi phí ngoài dự kiến trong ứng phó thiên tai. Điều này cũng cho thấy, công tác quản lý, ứng phó với thiên tai ở các tỉnh ĐBSCL đang mỗi nơi một kiểu, mạnh ai nấy làm. 

Với tầm nhìn riêng trong ứng phó thiên tai, các tỉnh ĐBSCL, rộng ra là khu vực đồng bằng trên cả nước, đang đặt vấn đề an ninh lương thực quốc gia trước những nguy cơ mới. Điều này đòi hỏi phải có hành lang pháp lý đủ mạnh đủ sức điều tiết và chi phối tất cả các chiến lược, giải pháp cũng như ràng buộc khu vực đồng bằng lại với nhau để thực hiện được mục tiêu phát triển chung. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 phút trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 4 phút trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 7 phút trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 8 phút trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 13 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 21 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 23 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.