Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiểm họa từ xe công nông độ chế

PV - 09:52, 30/08/2018

Tại khu vực Tây Nguyên, nhiều năm nay vẫn tồn tại xe công nông độ chế. Loại hình phương tiện này tham gia đắc lực vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Thế nhưng, công nông độ chế lại thiếu an toàn gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng.

Bần cùng vì tai nạn

Hơn một tháng đã trôi qua nhưng nét bàng hoàng, buồn tiếc vẫn hằn trên khuôn mặt của nhiều người nông dân ở Làng Ó (xã An Trung, huyện Kông Chro, Gia Lai). Buổi sáng 6/7/2018 với Làng Ó là ngày định mệnh, đầy ám ảnh.

Ngước nhìn tấm di ảnh của Đinh Khanh, cha của Khanh là ông Đinh Minh thổn thức: “Nó mới 13 tuổi, nghỉ hè theo người lớn lên rẫy nào ngờ đó cũng là ngày cuối cùng của cháu. Xưa nay dân làng vùng sâu, vùng xa của mình hoạt động bằng xe công nông (hay còn gọi là máy kéo) là chính. Công nông chở người, chở lương thực, chở nông cụ, chở củi... có khi cũ kỹ rồi, cứ nổ được máy và chạy, là dùng thôi. Bữa đó, như mọi lần, chiếc công nông chở người chen chúc chật ních đã xảy ra tai nạn đau lòng...

Xe công nông cơi nới, độ chế chạy rầm rầm trên Quốc lộ 26 ở Tây Nguyên. Xe công nông cơi nới, độ chế chạy rầm rầm trên Quốc lộ 26 ở Tây Nguyên.

Cũng là nạn nhân của vụ tai nạn thương tâm nói trên, Đinh H miệng méo xệch, thở hắt ra đầy khó nhọc mong ước: “Mình may mắn thoát chết trong vụ tai nạn ngày 6/7 ở Làng Ó nhưng giờ đi lại không được. Có lẽ phải tập luyện dài dài, gãy chân, dập xương khắp nơi. Mong buôn làng vùng sâu mình sẽ không còn chở quá tải bằng công nông nữa”.

Đinh H nhớ lại, sáng tinh mơ ngày 6/7, anh Lê Minh Triều dùng xe công nông không số hiệu, không phanh, không còi, đã cũ nát chở theo 22 người Làng Ó đi rẫy. Xe vừa chuyển bánh được một đoạn thì ì ạch. Đúng lúc ấy, xe tải mang biển kiểm soát 78C-077.42 do Đặng Ngọc Thuận điều khiển tông thẳng vào làm 22 người trên xe công nông văng ra đường. Cú tông mạnh làm 2 người tử vong, 20 người bị thương nặng. Nhiều người đến nay vẫn cơ cực từng ngày chạy chữa mong khỏe mạnh . Đinh H bảo; Trong số 20 người bị thương có 6 người bị thương rất nặng, phải bán hết của cải vật chất mới giữ được tính mạng. Có người phải chạy vạy vay mượn của họ hàng nữa nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không tiến triển được bao nhiêu cả.

Không riêng ở Gia Lai, tai nạn từ xe công nông còn xảy ra ở nhiều địa phương khác. Đinh Lêu (xã Ea Lai, huyện Ma Đ’răc, Đăk Lăk ) bộc bạch: mặc dù, biết xe quá cũ, hỏng nhiều thứ rồi nhưng mình vẫn cố chất đầy bắp lên để chạy thêm vài chuyến rồi đi tu sửa. Không ngờ khi xuống dốc, xe lao vùn vụt, hàng hóa và người văng xuống mặt đường. Mình bị đứt một bàn tay, và dập chân, giờ chân vẫn bị liệt, chỉ quét dọn và coi nhà thôi không làm được gì nữa.

Bị tai nạn do xe công nông cũ, xe chất quá tải rồi mất phanh gây nên ở các huyện vùng sâu của Đăk Lăk này cũng nhiều vô kể. Có lúc người dân cũng thấy giật mình trước các tai nạn nhưng khi vào mùa đi rẫy thì lại quên hết, chỉ nghĩ sao tiện lợi trước mắt là làm thôi.

Cần thay đổi nhận thức để tránh hậu họa

Ông Lê Văn T ở xã Ea Pil (huyện Ma Đ’răc, Đăk Lăk), người chuyên cơi nới xe công nông cho biết: ở đây, 10 cửa hàng sửa chữa thì có đến 8-9 cửa hàng nhận hàn xì, cơi nới xe công nông, cả độ chế xe máy nữa. Người dân có nhu cầu thì thợ làm thôi. Hiếm có chiếc xe công nông nào để nguyên trạng cả. Tại hàng loạt cửa hàng sửa chữa công nông ở Quốc lộ 26 đoạn chạy qua tỉnh Đăk Lăk chúng tôi bắt gặp từng đoàn xe công nông cũ kỹ liên tục tấp vào các cửa hàng để phủ sơn lại và nới thùng thêm. Có khi nối cao lên gấp hai lần cho phép.

Đánh giá về sự hiểm nguy tiềm ẩn của công nông độ chế, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: hiện nay, vùng Tây Nguyên có đến hàng trăm ngàn xe công nông, xe độ chế, cơi nới, trong đó Gia Lai có trên 30.000 xe. Bài toán để bảo đảm an toàn cho loại xe này vẫn rất nan giải. Đa số xe đều không gắn biển, không có đăng ký. Tuy nhiên, loại xe này phục vụ đắc lực cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản cho nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Chính vậy nên các cấp chính quyền vừa liên tục tuyên truyền để người dân dần nắm bắt và tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đồng thời biết tác hại khôn lường của việc sử dụng xe độ chế, xe cơi nới quá công suất.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đăk Lăk cũng cho rằng: Xe công nông gắn với đời sống của người dân vùng sâu, không thể thay đổi hay cấm đột ngột được nên phải làm chiến dịch “mưa lâu thấm dần” để cảnh tỉnh người dân không được chủ quan khi điều khiển xe, không ép xe chuyên chở quá công suất.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.