Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đừng để cây mắc ca thành cây “mắc nợ”

PV - 15:01, 10/12/2018

Cây mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô” đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên đất Tây Nguyên. Tuy nhiên, tình trạng người dân trồng ồ ạt, thiếu kinh nghiệm chọn giống, kỹ thuật sẽ khiến cho cây mắc ca có nguy cơ thành cây “mắc nợ”.

 

 

Anh Bùi Minh Hải, Trưởng bon Bu Brăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đăk Nông) một trong những nông dân trồng mắc ca mang lại hiệu quả. Anh Bùi Minh Hải, Trưởng bon Bu Brăng 2, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đăk Nông) một trong những nông dân trồng mắc ca mang lại hiệu quả.

Tiềm năng từ mắc ca

Mắc ca là cây có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cây mắc ca 2.266ha, chiếm 64,01% diện tích cây mắc ca của cả nước. Hiện nay ghi nhận một số vùng như Krông Năng (Đăk Lăk), Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng), Tuy Đức (Đăk Nông), việc bà con trồng xen mắc ca với các loại cây khác đã mang lại hiệu quả ban đầu về kinh tế.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện Tuy Đức (Đăk Nông), trên địa bàn có những vườn trồng mắc ca từ 2012-2013, đã cho thu bói, năng suất khoảng 5-6kg hạt/cây. Hiện giá bán hạt mắc ca tại Tuy Đức dao động từ 80-100 nghìn đồng/kg chưa qua chế biến, mang về cho người dân thu nhập lớn.

Tại huyện Krông Năng (Đăk Lăk) hiện có khoảng 300ha mắc ca. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Năng, trên địa bàn huyện đã xuất hiện các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất như máy xay, máy sơ chế, bảo quản hạt mắc ca. Có nhiều hộ bắt đầu gặt hái thành công từ vườn mắc ca.

Điển hình như gia đình ông Đinh Công Định, ngụ xã Đliê Ya (huyện Krông Năng). Hiện ông Định đang có 18ha mắc ca. Trong đó, có 3ha cho thu hoạch chính thức, 10ha cho trái bói. Mỗi năm, ông thu được hàng tỷ đồng từ hạt và các sản phẩm khác của mắc ca.

Ông Lê Rế, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Krông Năng chia sẻ, nhằm định hướng lâu dài cho sản xuất và tiêu thụ mắc ca một cách hiệu quả, lãnh đạo huyện và các phòng chuyên môn đã nỗ lực phát triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã đến người dân. Qua đó, từng bước tạo chuỗi liên kết sản phẩm trong việc tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho bà con và tạo dựng thương hiệu hạt mắc ca Krông Năng.

Còn đó những nỗi lo

Dù có những thành công bước đầu, mang lại niềm vui cho nhiều người, nhưng mắc ca cũng là cây trồng đem lại “hạt đắng” cho nhiều hộ gia đình do vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái. Như gia đình anh Phạm Văn Thường, thôn 6, xã Đăk Búk So (Tuy Đức, Đăk Nông), từ năm 2013-2014, gia đình anh đã đầu tư vốn để mua giống trồng gần 1.600 cây mắc ca trên diện tích khoảng 6ha. Thế nhưng, hiện nay gia đình anh vẫn thấp thỏm lo âu vì năm nay có khoảng 40% số cây trong vườn của anh không đậu trái.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, sở dĩ, vườn mắc ca của một số hộ không có trái hoặc kém chất lượng vì nhiều nguyên nhân. Nhưng điểm chủ yếu là bà con mua phải cây giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng, không tìm hiểu kỹ đặc tính của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, không chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật là những nguyên nhân chủ yếu.

Khảo sát tại Đăk Lăk và Đăk Nông, có rất nhiều điểm bán giống cây mắc ca, với khoảng 20 chủng loại giống khác nhau (OC, 246, 816, 900 H2, A38, A16…) Điều này khiến bà con dễ rơi vào “ma trận” cây giống.

Bên cạnh đó, theo ông Lê Trọng Yên, GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Nông, dù cây mắc ca mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn môi trường, nhưng nếu trồng đại trà thì sẽ vỡ quy hoạch và tiềm ẩn những rủi ro về kinh tế. Ông Yên cho rằng, bà con nên trồng xen canh mắc ca với cà phê hoặc hồ tiêu, bơ… là thích hợp nhất. Đặc biệt, trước khi trồng mắc ca, bà con phải tìm hiểu kỹ chất lượng các loại giống, quan sát thực tế ở những vườn đã cho thu bói và chỉ mua giống ở những nơi có uy tín.

HẢI AN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
330 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024

330 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh cho biết, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024 (Đại hội) dự kiến diễn ra hai ngày 5 và 6/12.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Ba Vì (Hà Nội): Đồng bào DTTS tích cực hiến đất làm đường

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh sát biển phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình Biển Đông.
Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Quảng Nam: Cấp cứu kịp thời 8 người nghi ngộ độc do ăn nấm rừng

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Phòng khám Quân dân y A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa cấp cứu kịp thời 8 người nghi bị ngộ độc do ăn phải nấm rừng và 1 người tự tử bằng lá ngón.