Thời gian vừa qua, diện tích hồ tiêu trên địa bàn Tây Nguyên phát triển ồ ạt dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu.
Huyện Buôn Đôn là nơi tập trung hơn 220 nhân khẩu là người Việt gốc Lào với những phong tục tập quán đặc sắc vẫn còn lưu giữ.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định số 296/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”.
Nếu như những năm trước nhiều bà con nông dân ở Tây Nguyên như “ngồi trên đống lửa” vì dưa hấu rớt giá thê thảm thì vụ dưa này (vụ đông-xuân), bà con nông dân nơi đây lại “vui như tết”, bởi dưa hấu năm nay được mùa, được giá.
Để thực hiện chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã ký kết chương trình cho vay tái canh cà phê. Trong đó, Ngân hàng cam kết cung ứng gói tín dụng hơn 12.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân được 758 tỷ đồng (xấp xỉ 6%).
Do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cơ quan chức năng nên nhiều năm nay thị trường giống cây trồng trên địa bàn Tây Nguyên trở nên hỗn loạn.
Nằm cách trung tâm thị trấn Liên Sơn, huyện Lăk (Đăk Lăk) chừng 5km, buôn M’liêng, xã Đăk Liêng là địa phương hiếm hoi còn giữ được nét nguyên sơ của đồng bào M’nông in đậm nhất là những nếp nhà dài phên nứa, cột gỗ, những bộ chiêng cổ và nhiều giá trị văn hóa khác.
Trong nhiều năm qua, thực trạng dễ nhận thấy trong các cuộc khảo sát về dạy và học nghề ở Tây Nguyên là, tỷ lệ người học khó tiếp cận và vận hành thành thục nghề mình đã học; lý thuyết và thực hành còn vênh nhau.
Bao đời nay, chiếc cối giã gạo gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai vốn được coi là “thủ phủ” hồ tiêu của vùng Tây Nguyên. Những năm trước, khi tiêu được mùa, được giá, người dân đổ xô đi trồng tiêu. Thế nhưng thời gian gần đây, hàng ngàn ha tiêu bỗng dưng héo dần và chết khiến nhiều người điêu đứng.
Những năm qua, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã có hàng trăm tiểu dự án sinh kế (TDA) trồng trọt, chăn nuôi… từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên được triển khai, giúp hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng hưởng lợi thay đổi cách nghĩ, cách làm phát triển kinh tế và có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo.
Tây Nguyên, những tháng cuối năm, bông đót nở rộ trên khắp các triền đồi, mỏm đá, khe núi, cánh rừng. Đây cũng chính là mùa người dân vào mùa hái đót. Họ xem đót là “lộc rừng” do thiên nhiên ban tặng để có thêm nguồn thu nhập đón Tết đầy đủ, ấm áp hơn.
Vừa đưa chiếc đục chỉnh lại những chi tiết trên bức tượng, với tên gọi “kết hôn”, Đinh Plih, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai cho biết: Trước đây, khi anh còn nhỏ vẫn thường theo chân cha mình đi tạc tượng gỗ ở khắp các nơi trong dịp bỏ mả của người Ba-na. Đối với họ, nhà mồ đẹp phải được trang trí kỳ công kèm theo nhiều tượng gỗ dựng ở bốn góc, chung quanh hàng rào, hai bên cửa ra vào.
Già làng Y Thút Byă dân tộc Ê-đê, buôn Tuor, xã Hoà Phú (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) năm nay đã ngoài 60 tuổi. Là Trưởng buôn, già làng Y Thút luôn sống gương mẫu, chia sẻ cùng người dân trong buôn; vận động bà con cùng thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...
Hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã hình thành những ngành sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, bước đầu xây dựng được thương hiệu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như cà phê, hồ tiêu, cao su… Những tiềm năng này rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn còn bỏ ngỏ bởi đây là một hình thức du lịch mới.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” năm 2005 và trở thành “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2009.
Hiện tượng tự tử ở đồng bào DTTS khu vực Tây Nguyên gia tăng nhanh chóng thời gian qua. Đây không chỉ là một vấn đề có tính chất cá nhân khi mà ở nhiều nơi tình trạng này cao đến mức đáng báo động, nhiều gia đình thậm chí có đến 2-3 người tự tử chỉ trong một thời gian ngắn.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc (mẹ từng là ca sĩ, giảng viên thanh nhạc tại Đại học âm nhạc Kunitachi), Oguri Kumiko được sống trong không khí đàn ca từ bé. Lớn lên với đam mê khám phế thế giới, Kumiko đã bắt gặp cây đàn T’rưng của Việt Nam và tình nguyện gắn bó với nhạc cụ độc đáo này nhiều năm nay.
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2017 đã chính thức khép lại với chiến thắng thuyết phục thuộc về H’Hen Niê, cô gái Ê-đê sinh năm 1992 đến từ Đăk Lăk. H’Hen Niê sở hữu nét đẹp “đậm chất” Tây Nguyên với làn da nâu khỏe khoắn và không kém phần cá tính bởi mái tóc tém khác biệt.
Để học hỏi, thu nhận, giao lưu các nét đẹp về văn hóa, đời sống quanh mình, cộng đồng người Rơ Măm ở làng Le (xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, Kon Tum) cần mẫn học thêm nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Bắc Tây Nguyên. Đặc biệt, để nuôi dưỡng ước vọng một ngày không xa người làng sẽ làm du lịch và tăng cường giao thương hàng hóa nên người làng Le còn học tiếng Lào và tiếng Anh.