Báo Dân tộc và Phát triển số 1408, ra ngày 27/4 có bài viết: “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”.
Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là cứu cánh, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người dân vùng nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, tại Thanh Hóa, nhận thức về vai trò của công tác đào tạo nghề của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là người lao động còn hạn chế… dẫn đến thực trạng tổ chức đào tạo cho hết chỉ tiêu, người học thì theo kiểu “đánh trống ghi tên”.
Người có uy tín ở Thạch Thành (Thanh Hóa) là cầu nối chuyển tải chủ trương đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiệu quả đến với đồng bào DTTS. Đặc biệt, họ còn là những điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
Sau vụ cháy hơn 160ha rừng phòng hộ tại xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp hàng vạn cây keo giống, với giá trị gần 300 triệu đồng để địa phương này trồng lại rừng.
“Hội thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện trên địa bàn huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và ngày càng hoạt động tinh vi. Điều đáng nói là, nhiều trường hợp tin theo những lời truyền đạo trái pháp luật của “Hội thánh Đức Chúa Trời” không tìm được “thiên đàng” mà còn rơi vào cảnh tan cửa, nát nhà.
Năm 2006, chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, 28 hộ gia đình dân tộc Thái của bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã rời bản sang khu tái định cư. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể “an cư”.
Nhiều năm qua, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã giúp diện mạo nông thôn của huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) có nhiều khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, cấp ủy đảng, chính quyền nơi đây cũng nhận thức rằng sự hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ là nền tảng, còn muốn giảm nghèo nhanh, bền vững phụ thuộc chủ yếu vào ý chí vươn lên của người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương.
Đó là ông Lê Đình Thịnh (SN 1947) trú tại thôn Ngọc Thượng, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Mặc dù bị mù nhưng ông đã một mình tự chế xe bằng gỗ để đào đất đắp đường. Việc làm của ông khiến ai cũng cảm phục.
Bá Thước là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, các chính sách dân tộc đã được chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ đồng bào nơi đây đã thoát nghèo.
Kẻ xấu lợi dụng ban đêm đã đến vườn trồng mướp đắng và lặc lày nhổ tung gốc.
Suốt 30 năm qua, có một người đàn ông luôn âm thầm băng rừng vượt suối để bảo vệ cột mốc biên cương. Ông là Phan Định Xiết, dân tộc Dao ở xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Giờ đây, tuy chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng nhiệt huyết bảo vệ biên cương, lãnh thổ quốc gia trong ông vẫn không hề thuyên giảm.
Có một làng nghề truyền thống rất nổi tiếng với nghề làm bánh đa ở Thanh Hóa. Đó là bánh đa làng Chòm đã gắn với lịch sử đến hàng trăm năm.
Trong những năm gần đây, số lượng hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực miền núi Thanh Hóa, không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, hầu hết HTX ở khu vực này đang phải đương đầu với không ít khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ. Trong đó, cần mạnh dạn loại bỏ HTX không đủ năng lực hoạt động, ưu tiên cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các HTX, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn.
Những ngày gần đây, trong căn nhà nhỏ nằm bên thượng nguồn sông Mã thuộc bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa (cách TP. Thanh Hóa 300km) luôn tràn ngập tiếng cười, người ra vào tấp nập thăm hỏi, chia vui với gia đình và cậu học trò nghèo Hà Văn Phòng, dân tộc Thái, học sinh lớp 12A, Trường THPT Mường Lát, đã đạt được tổng số điểm 29,65 khối B khiến mọi người ngỡ ngàng.
Bản Sa Lắng của đồng bào dân tộc Thái nằm bên bờ sông Mã, thuộc xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Đây là khu tái định cư (TĐC) của người dân thuộc diện di dời vì Dự án Thủy điện Hồi Xuân.
Hiện đang là mùa đánh bắt hải sản nhưng hàng trăm con tàu của ngư dân xã Hải Thanh, Hải Bình, huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa đang phải nằm bờ hoặc “chết” trên đáy biển cạn.
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành họp bàn kế hoạch tổ chức sự kiện Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22-2 năm Mậu Thìn 248- 22/2 năm Mậu Tuất 2018) và Lễ hội Bà Triệu năm 2018.
Từng đống sắt ngổn ngang, những trụ bê tông nằm trơ trọi, phía trên cắm tua tủa các thanh thép hoen gỉ như những chiếc bẫy.
Hưởng ứng phong trào thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh Đoàn Thanh Hóa triển khai, nhiều thanh niên người DTTS huyện Quan Sơn đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế làm giàu ngay tại địa phương.
Trong 2 ngày 07-08/3, Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển, do ông Lê Công Bình-Phó Tổng Biên tập-Phụ trách Báo làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Dân tộc hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa về công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho đối tượng bạn đọc là Người có uy tín.