Việc xây dựng ồ ạt nhiều công trình thủy điện ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã gây ra nhiều tác động, hệ lụy tới thiên nhiên, cũng như cuộc sống của người dân.
Dự án đê, kè ven biển tại 2 xã Quảng Thái, Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư hơn 180 tỷ đồng được xây dựng từ cuối năm 2016, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản người dân; giảm thiểu tình trạng nước biển xâm thực... Tuy nhiên, do thiếu vốn nên nhà thầu dừng thi công khiến hàng trăm hộ dân sống trong nỗi thấp thỏm, lo âu mỗi khi mùa mưa bão đến.
Là địa bàn hẻo lánh nhưng bản Pọong, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có đến 40 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là hậu quả đau lòng từ ma túy, HIV/AIDS.
Trước kia, dệt thổ cẩm hay thêu thùa đều là công việc mà mọi cô gái Thái ở Thanh Hóa cần phải biết khi đến tuổi trưởng thành, bởi đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của một người con gái.
Như Thanh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có 33.000ha rừng, đất lâm nghiệp. Trong đó có 3.900ha rừng đặc dụng, 9.000ha rừng phòng hộ và trên 22.000ha rừng sản xuất. Đây là một trong những huyện được xác định, là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.
Mới đây, Đoàn Thanh niên Sở Y tế Thanh Hóa phối hợp Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh, lực lượng y tế cơ sở tổ chức khám, tư vấn, phát thuốc cho nhân dân xã Yên Khương.
Trong những năm qua, 11 huyện miền núi Thanh Hóa được đầu tư xây dựng hơn 400 công trình nước sạch bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, hơn một nửa số các công trình dân sinh ấy bị bỏ hoang, hư hỏng, không phát huy được hiệu quả.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn thư của ông Quách Văn Dân (dân tộc Mường, thôn 5, xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa). Trong đơn, ông Dân phản ánh, ông dùng trích lục đất thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Như Thanh, tuy nhiên sau khi trả nợ xong cho ngân hàng, ông rút trích lục đất về thì phát hiện mảnh đất của ông đã bị chuyển nhượng 182m2 đất?!.
Bản Đôn thuộc xã Thành Lâm, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), với tổng diện tích tự nhiên trên 125ha, gồm 76 hộ và 283 nhân khẩu, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái.
Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn trộn với mộc nhĩ, hành khô gói trong lá chuối xanh, người xứ Thanh (Thanh Hóa) đã tạo nên món bánh ăn một lần nhớ mãi.
Vài năm trở lại đây, tình trạng “lúa ma” xuất hiện rất nhiều trong các cánh đồng ở địa bàn xã Quảng Long, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá). Điều này đã khiến cho hàng trăm hộ nông dân điêu đứng, vì rất nhiều diện tích lúa đã gieo trồng phải nhổ cho trâu, bò ăn, nếu để lại thu hoạch cũng chẳng được bao nhiêu.
Báo Dân tộc và Phát triển số 1408, ra ngày 27/4 có bài viết: “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”.
Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là cứu cánh, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người dân vùng nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, tại Thanh Hóa, nhận thức về vai trò của công tác đào tạo nghề của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là người lao động còn hạn chế… dẫn đến thực trạng tổ chức đào tạo cho hết chỉ tiêu, người học thì theo kiểu “đánh trống ghi tên”.
Người có uy tín ở Thạch Thành (Thanh Hóa) là cầu nối chuyển tải chủ trương đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiệu quả đến với đồng bào DTTS. Đặc biệt, họ còn là những điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.
Sau vụ cháy hơn 160ha rừng phòng hộ tại xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp hàng vạn cây keo giống, với giá trị gần 300 triệu đồng để địa phương này trồng lại rừng.
“Hội thánh Đức Chúa Trời” đã xuất hiện trên địa bàn huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và ngày càng hoạt động tinh vi. Điều đáng nói là, nhiều trường hợp tin theo những lời truyền đạo trái pháp luật của “Hội thánh Đức Chúa Trời” không tìm được “thiên đàng” mà còn rơi vào cảnh tan cửa, nát nhà.
Năm 2006, chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, 28 hộ gia đình dân tộc Thái của bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã rời bản sang khu tái định cư. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể “an cư”.
Nhiều năm qua, thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đã giúp diện mạo nông thôn của huyện Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hóa) có nhiều khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, cấp ủy đảng, chính quyền nơi đây cũng nhận thức rằng sự hỗ trợ của Nhà nước mới chỉ là nền tảng, còn muốn giảm nghèo nhanh, bền vững phụ thuộc chủ yếu vào ý chí vươn lên của người dân và cán bộ lãnh đạo địa phương.
Đó là ông Lê Đình Thịnh (SN 1947) trú tại thôn Ngọc Thượng, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Mặc dù bị mù nhưng ông đã một mình tự chế xe bằng gỗ để đào đất đắp đường. Việc làm của ông khiến ai cũng cảm phục.
Bá Thước là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, các chính sách dân tộc đã được chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ đồng bào nơi đây đã thoát nghèo.