Chiều 27/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. Đoàn gồm 29 đại biểu do ông Cẩm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa làm Trưởng đoàn.
Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng, tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương Đoàn Thanh niên phê duyệt đầu tư từ tháng 10/2007. Dự án này do Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Thanh Hóa làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thành lập ngôi làng này vẫn còn hoang vắng.
Như Xuân là 1 trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa được Chính phủ hỗ trợ, đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trong những năm qua, cùng với các nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực huy động tại địa phương, đến nay, huyện Như Xuân đã có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế nông thôn. Ngày 7/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt huyện Như Xuân ra khỏi huyện nghèo giai đoạn 2018-2020.
Theo phản ánh của người dân trên địa bàn xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, do việc thi công hệ thống kênh chính thuộc hợp phần kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã khiến nhiều nhà bị lún nứt. Người dân đang phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, khi phải sống trong những ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Thanh Hóa có gần 6.000 thôn, tổ dân phố, hơn 35 nghìn người là cán bộ, nhân viên thôn, tổ dân phố hoạt động không chuyên trách. Bộ máy cồng kềnh đã khiến tăng chi từ ngân sách, tồn tại cơ chế dân nuôi. Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa chủ động, tích cực sáp nhập thôn, tổ dân phố nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Hàng chục năm qua, vì không có đất sản xuất, khoảng 167 hộ với 725 nhân khẩu, chủ yếu là người Mường, Thái ở các bản Khon, bản Xắng, bản Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang vô cùng khó khăn.
Thanh Hóa hiện vẫn còn khoảng hơn 4.280 hộ dân sống tại 76 thôn, bản thuộc 8 huyện miền núi vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, phần lớn các hộ gia đình này phải dùng điện kéo tạm, vào giờ cao điểm điện hay mất nên phải thắp đèn dầu, đèn pin và nến.
Nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Một trong những chương trình giảm nghèo được triển khai hiệu quả tại xã Ái Thượng là mô hình trồng xen canh gấc ở trên, gừng ở dưới. Từ mô hình này, Hợp tác xã (HTX) nông sản Bá Thước được thành lập với mục đích làm đầu mối bao tiêu sản phẩm giúp hàng chục hộ gia đình trong huyện thoát nghèo.
Trong 2 ngày 19-20/10, tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ phòng dân tộc, cán bộ xã, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thuộc 2 huyện miền núi Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Dự án xây dựng cầu Vân Hòa tại xã Cát Vân, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) được thi công vào năm 2015, với vốn đầu tư gần 2,9 tỷ đồng, do UBND xã Cát Vân làm chủ đầu tư.
Trao đổi với PV Báo Dân tộc và Phát triển về công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện Đề án phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (giai đoạn 2015-2020), qua đó, giúp cho tình trạng này giảm hẳn. So với trước khi thực hiện đề án huyện Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.
Trước đây, giao thông ở vùng DTTS và miền núi rất vất vả, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nên việc bố trí các điểm trường lẻ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện ở các xã vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, việc gom các điểm trường lẻ để tập trung đầu tư, là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) phải gánh chịu trận lũ lịch sử lớn nhất từ trước đến nay. Cơn “đại hồng thủy” đã biến nơi đây thành ốc đảo hàng chục ngày trời, thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, cùng với sự chung tay góp sức của cộng đồng cả nước, đồng bào các dân tộc, nơi đây đang bắt tay xây dựng lại cuộc sống từ trong hoang tàn đổ nát.
Có mặt tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa sau gần một tháng địa phương này phải gánh chịu đợt mưa lũ lịch sử, phá hủy nhiều bản làng và trường lớp học. Thời điểm này, các cấp chính quyền, người dân đang nỗ lực vượt qua mất mát, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ vừa qua. Bên cạnh nguyên nhân do lũ lụt, nước sông Mã dâng cao, địa phương này còn phải gánh chịu hậu quả từ những trận xả lũ khẩn cấp của Nhà máy Thủy điện Trung Sơn.
Trong những ngày qua, nhiều địa phương tại Thanh Hóa đã và đang phải vật lộn với mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong đó, huyện vùng cao Mường Lát gần như đã bị cô lập hoàn toàn.
Công trình đập tràn Bai Căng, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa được đưa vào sử dụng cuối năm 2011, sửa chữa năm 2017, nhưng đến nay vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bởi sự xuống cấp và lỗi thiết kế. Hiện, người dân sống quanh đập đang trong tình cảnh bất an, nhất là trước diễn biến thất thường của thời tiết thời gian qua.
Ngành giáo dục Thanh Hoá cũng đang đứng trước khó khăn bộn bề khi ngày khai giảng đang cận kề. Mưa lũ làm 24 điểm trường bị ngập, 6 điểm trường khác bị sạt lở; 2 nhà bán trú cho học sinh và giáo viên bị vùi lấp.
Sáng 1/9, thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết, mưa lũ đã làm 5 người mất tích trên địa bàn 2 huyện Mường Lát và Cẩm Thủy. Nguyên nhân là do sạt lở đất và bị lũ cuốn trôi. Hiện nay, chính quyền các địa phương vẫn chưa xác định được danh tính người bị mất tích.
Theo Báo cáo nhanh của các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An, tính đến sáng 30/8, mưa lũ đã làm 1 người chết do đá lăn vào nhà là một bé 2 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; 1 người bị lũ cuốn trôi mất tích (anh Vì Văn Sơn, sinh năm 1977) ở bản Cáp Na, xã Nà Bó, tỉnh Sơn La; 3 người bị thương (Hòa Bình 1 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người).