Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện hỗ trợ lao động học nghề ở Quan Hóa (Thanh Hóa): Có hay không việc “rút ruột’ tiền chính sách?

Quỳnh Chi - 18:46, 26/02/2020

Theo phản ánh của nhiều lao động đã tham gia các lớp đào tạo nghề theo Đề án 1956 trên địa bàn huyện Quan Hóa, các khóa học đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, trong quá trình triển khai, số tiền Nhà nước hỗ trợ cho người lao động đã không đến được tay họ một cách đầy đủ.

Chị Phạm Thị Th. xã Phú Nghiêm cho biết, dù không nghỉ học buổi nào nhưng cuối khóa chỉ nhận được 1.200.000 đồng
Chị Phạm Thị Th. xã Phú Nghiêm cho biết, dù không nghỉ học buổi nào nhưng cuối khóa chỉ nhận được 1.200.000 đồng

Theo tìm hiểu của phóng viên, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án), từ năm 2010 đến nay, huyện Quan Hóa đã tổ chức được 145 lớp học nghề với sự tham gia của 6.663 lao động. Các ngành nghề chủ yếu gồm: xây dựng dân dụng; điện dân dụng; du lịch gia đình; chăn nuôi; chế biến lâm sản; thêu ren xuất khẩu...

Ông Nguyễn Văn Do, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Quan Hóa, cho biết, với mỗi khóa đào tạo nghề theo Đề án, thời gian học là 3 tháng, nhưng trừ các ngày thứ 7, Chủ nhật thì số ngày thực tế là 66 ngày. Theo chính sách chung của Đề án thì mỗi ngày, một học viên được hỗ trợ 30 nghìn đồng.

Như vậy, mỗi khóa học, 1 học viên sẽ nhận được khoản tiền hỗ trợ tương đương 1.980.000 đồng. Nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều lao động phản ánh, họ không nhận được đủ số tiền trên, cho dù có đi học đầy đủ hay không.

Anh Hà Văn Th. ở xã Phú Xuân tham gia lớp học nghề thợ hàn được tổ chức tại xã năm 2018. Anh khẳng định, anh chỉ đi học được 4-5 buổi. Dù không đi học đầy đủ nhưng trong danh sách anh vẫn được điểm danh đi học đều đặn và số tiền ký nhận cũng đủ 1.980.000 đồng. Anh Th. khẳng định chữ ký trong danh sách nhận tiền không phải chữ ký của anh.

“Cuối khóa học tôi nhận được số tiền hỗ trợ là 150 nghìn đồng”, anh Th. nói.

Anh Lương Văn Ng. ở bản Mỏ, xã Phú Xuân cũng là học viên của lớp học nghề thợ hàn năm 2018. Anh Ng. cho hay, anh là lớp trưởng nên đi học rất đầy đủ. Dù vậy, số tiền anh nhận được khi kết thúc khóa học cũng chỉ có 150 nghìn đồng. Dù vậy, tên anh Ng. vẫn nhận đủ số tiền hỗ trợ trong hồ sơ.

Ở lớp học thêu ren năm 2018 tại xã Phú Nghiêm thì khá khẩm hơn, các học viên đều là nữ, tham gia lớp học đều đặn số ngày theo quy định; nhưng số tiền họ nhận được vẫn không đúng như quy định được nêu trong Đề án (1. 980.000 đồng-Pv)

Chị Phạm Thị Th. ở xã Phú Nghiêm, một học viên tham gia học nghề thêu ren năm 2018, cho biết, tham gia khóa học, chị không nghỉ học buổi nào nhưng cuối khóa, chị chỉ được nhận số tiền 1.200.000 đồng. Vậy nhưng trong danh sách nhận tiền ghi chị nhận đủ 1. 980.000 đồng, có chữ ký của chị Th. Chị khẳng định, đây không phải là chữ ký của mình.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Do, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Quan Hóa, cho biết, trong mỗi khóa học, giáo viên sẽ điểm danh tại lớp; người nào học buổi nào thì sẽ được tính tiền buổi đó, nên nhiều học viên vắng học thì sẽ không nhận được số tiền đầy đủ. Nhưng ông Do không giải thích được tại sao, trong danh sách nhận tiền, dù có người đi học đầy đủ nhưng thực tế vẫn bị cấp thiếu tiền, hoặc có người chỉ đi học vài buổi nhưng trong giấy tờ lại vẫn được ký nhận đủ tiền.

Theo ông Do, huyện kí hợp đồng với các đơn vị có chức năng dạy nghề như Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện, trường Trung cấp nghề xây dựng Thanh Hóa để thực hiện đào tạo nghề theo Đề án. Thông thường, các đơn vị giảng dạy theo dõi về mặt con số, huyện sẽ chuyển tiền để họ trực tiếp chi trả cho học viên.

“Huyện chưa bao giờ nhận được phản ánh gì từ cơ sở, thậm chí thanh tra tài chính cũng đã kiểm tra, đánh giá không vấn đề gì. Nếu đúng như phản ánh trên thì chúng tôi sẽ cho kiểm tra cụ thể, nhận trách nhiệm về phòng trong quản lí, giám sát”, ông Do nói.

Nhiều học viên cho rằng chữ ký trong danh sách nhận tiền không phải của họ
Nhiều học viên cho rằng chữ ký trong danh sách nhận tiền không phải của họ

Được biết, trong 4 năm gần đây, huyện Quan Hóa đã được Trung ương phân bổ gần 1,7 tỷ đồng (năm 2016: 510 triệu đồng; năm 2017: 460 triệu đồng; 2018: 390 triệu đồng; 2019: 335 triệu đồng) để triển khai Đề án 1956. Nếu đúng như phản ánh của học viên học nghề thì số tiền chênh lệch đã đi về đâu? Đề án đã được triển khai từ 10 năm nay, vậy việc “rút ruột” tiền chính sách này bắt đầu từ khi nào?

Những câu hỏi này rất cần được cơ quan chức năng của huyện Quan Hóa và tỉnh Thanh Hóa vào cuộc xác minh, làm rõ. Báo Dân tộc và Phát triển sẽ theo dõi và thông tin đến bạn đọc.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 9 phút trước
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 14 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 29 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 31 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 40 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.