Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm đến 3/4 diện tích của cả tỉnh, nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, với: rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng... Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh về văn hóa DTTS đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nằm sát biên giới với nước bạn Lào, từ lâu được mệnh danh là bản “nghèo bền vững”. Do thời tiết khắc nghiệt, người dân ở đây chỉ trồng được 1 vụ lúa, còn lại 8 tháng là đất “ngủ” nên nhiều năm liền, cứ đến tháng giáp hạt là cả làng thiếu ăn…
Do địa bàn rộng, dân cư phân tán, vì vậy vùng miền núi Thanh Hóa chưa được đầu tư đúng mức để xử lý rác thải sinh hoạt. Tình trạng này kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Nấm đông trùng hạ thảo được biết đến như một loại dược liệu, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nan y như, ung thư, tim mạch. Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi trồng khó dẫn đến loại nấm này ngày càng hiếm và đắt đỏ trên thị trường.
Tỉnh Thanh Hóa có Vườn quốc gia Bến En nằm trên địa bàn huyện Như Thanh. Bến En đang là nơi có điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm họa bị tuyệt chủng, đồng thời cũng đang chứa đựng những tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bến En ở Thanh Hóa, cho đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Với thủ đoạn thông qua mạng xã hội Facebook, các đối tượng buôn bán phụ nữ trên tuyến biên giới huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã lên mạng làm quen, rồi buông lơi những lời dụ dỗ ngon ngọt, hứa hẹn yêu đương… Không ít em gái còn ở độ tuổi vị thành niên sập “bẫy” theo chúng, trở thành nạn nhân buôn bán người.
Đã hơn 3 tháng kể từ khi cơn lũ lịch sử đi qua, chính quyền và nhân dân huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang nỗ lực khắc phục những hậu quả nặng nề mà thiên tai để lại. Tính đến thời điểm này, chính quyền địa phương đang gấp rút hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng nhà mới nhằm ổn định đời sống cho người dân trước Tết Nguyên đán.
Sáng 28/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng chuyển lời của Thủ tướng Chính phủ khen ngợi Thanh Hóa về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt mức kỷ lục; đồng thời đề nghị tỉnh quan tâm hơn 7 nội dung, mà trước hết là siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, khắc phục triệt để hiện tượng “quan lộ thần tốc”.
Chiều 27/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. Đoàn gồm 29 đại biểu do ông Cẩm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa làm Trưởng đoàn.
Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) Sông Chàng, tọa lạc tại xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương Đoàn Thanh niên phê duyệt đầu tư từ tháng 10/2007. Dự án này do Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Thanh Hóa làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thành lập ngôi làng này vẫn còn hoang vắng.
Như Xuân là 1 trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa được Chính phủ hỗ trợ, đầu tư theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trong những năm qua, cùng với các nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực huy động tại địa phương, đến nay, huyện Như Xuân đã có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế nông thôn. Ngày 7/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 275/QĐ-TTg phê duyệt huyện Như Xuân ra khỏi huyện nghèo giai đoạn 2018-2020.
Theo phản ánh của người dân trên địa bàn xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, do việc thi công hệ thống kênh chính thuộc hợp phần kênh Bắc sông Chu-Nam sông Mã khiến nhiều nhà bị lún nứt. Người dân đang phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, khi phải sống trong những ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Thanh Hóa có gần 6.000 thôn, tổ dân phố, hơn 35 nghìn người là cán bộ, nhân viên thôn, tổ dân phố hoạt động không chuyên trách. Bộ máy cồng kềnh đã khiến tăng chi từ ngân sách, tồn tại cơ chế dân nuôi. Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa chủ động, tích cực sáp nhập thôn, tổ dân phố nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Hàng chục năm qua, vì không có đất sản xuất, khoảng 167 hộ với 725 nhân khẩu, chủ yếu là người Mường, Thái ở các bản Khon, bản Xắng, bản Hằng, xã biên giới Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang vô cùng khó khăn.
Thanh Hóa hiện vẫn còn khoảng hơn 4.280 hộ dân sống tại 76 thôn, bản thuộc 8 huyện miền núi vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, phần lớn các hộ gia đình này phải dùng điện kéo tạm, vào giờ cao điểm điện hay mất nên phải thắp đèn dầu, đèn pin và nến.
Nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Một trong những chương trình giảm nghèo được triển khai hiệu quả tại xã Ái Thượng là mô hình trồng xen canh gấc ở trên, gừng ở dưới. Từ mô hình này, Hợp tác xã (HTX) nông sản Bá Thước được thành lập với mục đích làm đầu mối bao tiêu sản phẩm giúp hàng chục hộ gia đình trong huyện thoát nghèo.
Trong 2 ngày 19-20/10, tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ phòng dân tộc, cán bộ xã, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS thuộc 2 huyện miền núi Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa.
Dự án xây dựng cầu Vân Hòa tại xã Cát Vân, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) được thi công vào năm 2015, với vốn đầu tư gần 2,9 tỷ đồng, do UBND xã Cát Vân làm chủ đầu tư.
Trao đổi với PV Báo Dân tộc và Phát triển về công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực thực hiện Đề án phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (giai đoạn 2015-2020), qua đó, giúp cho tình trạng này giảm hẳn. So với trước khi thực hiện đề án huyện Lang Chánh giảm 2,22% tỷ lệ tảo hôn (từ 6,68% xuống còn 4,46%); huyện Ngọc Lặc giảm 5,59% (từ 9,89% giảm xuống còn 5,59%)…; tình trạng hôn nhân cận huyết thống chỉ còn xảy ra với số lượng rất ít trên địa bàn vùng sâu, vùng xa ở một số huyện vùng cao biên giới.
Trước đây, giao thông ở vùng DTTS và miền núi rất vất vả, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nên việc bố trí các điểm trường lẻ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện ở các xã vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, việc gom các điểm trường lẻ để tập trung đầu tư, là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.