Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân luôn tin tưởng, nghe theo Người có uy tín

Quỳnh Trâm - 11:25, 04/09/2020

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.329 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Sống trong cộng đồng, họ là những người luôn tâm huyết, tiên phong trong các hoạt động xã hội; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Người có uy tín luôn gần gũi chia sẻ, giúp đỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chính vì thế, người dân luôn tin tưởng, nghe theo Người có uy tín.

Người có uy tín ở Thanh Hóa tham khảo tài liệu nâng cao kiến thức.
Người có uy tín ở Thanh Hóa tham khảo tài liệu nâng cao kiến thức.

Tiên phong trong phát triển kinh tế

Trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM), Người có uy tín luôn đi đầu trong việc tìm những biện pháp, cách làm, góp phần thúc đẩy phong trào xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và cộng đồng. Minh chứng như tại các huyện Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân... đã có hàng trăm hộ nông dân người DTTS đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhiều tấm gương sáng về mô hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại cho thu nhập bình quân mỗi năm từ 100 triệu đồng trở lên.

Tiêu biểu như ông Quách Đức Ban, dân tộc Mường, thôn Bái Gạo 1, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh. Từ khi được người dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín, ông Quách Đức Ban (62 tuổi), luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo cho gia đình; đồng thời giúp đỡ bà con.

Nhận thấy lợi thế thôn có 750ha rừng và chủ trương của Nhà nước trong việc giao đất, giao rừng cho các hộ dân chăm sóc, năm 1998, ông Ban mạnh dạn nhận 10ha rừng (chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc) theo Chương trình 661 để khoanh nuôi.

“Tôi tìm hiểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng qua sách, báo và các lớp tập huấn do huyện, xã tổ chức; đi thăm quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế rừng hiệu quả trong và ngoài huyện. Bước đầu, tôi trồng ngô, sắn ở dưới chân đồi thấp, rồi trên đồi cao thì trồng keo và một số cây lâm nghiệp khác. Tận dụng dưới tán rừng, chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà, ong mật”, ông Ban kể. Với cách làm này, mô hình kinh tế rừng đã đem lại thu nhập cho gia đình ông Ban hàng trăm triệu đồng/năm.

Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng

Ông Bùi Quốc Phòng, dân tộc Dao ở thôn Thanh Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc. Là Người có uy tín của thôn, ông Phòng tự nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong việc hướng dẫn người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào của địa phương. Minh chứng như, để bà con hiểu và đồng lòng tham gia Chương trình xây dựng NTM, ông Phòng “đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình; vận động bà con góp sức người, sức của xây dựng đường giao thông thôn xóm, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục trong cộng đồng.

Với những đóng góp của ông và sự đồng lòng của bà con mà thôn Thanh Sơn đã về đích NTM. Hiện nay, thôn Thanh Sơn đang nỗ lực để nâng cao chất lượng các tiêu chí để xây dựng thôn NTM nâng cao.

Từ năm 2011 đến nay, hằng tháng, bất kể thời tiết nắng nóng hay mưa bão, ông Hà Văn Xiêm, Người có uy tín trong cộng đồng người Thái ở bản Cha Lung, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn lại cùng các chiến sĩ ở Đồn Biên phòng Tam Thanh băng rừng, vượt đèo, lội suối hơn 5 tiếng đồng hồ để thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ cột mốc 342 ở biên giới Việt - Lào. Trong mỗi chuyến đi như vậy, ông đều phát quang cỏ dại, sơn vẽ lại chính xác thông tin trên cây cột mốc quốc gia và ghi chép những điều bất thường về báo cáo cơ quan chức năng.

Đặc biệt, mỗi lần có cuộc họp dân bản, ông đều tranh thủ tuyên truyền để dân làng hiểu được tầm quan trọng rồi cùng nhau bảo vệ, chăm sóc cột mốc. Không những thế, ông còn trực tiếp đến từng hộ dân, gặp từng người để nhắc nhở bà con mỗi lần lên rừng, lên nương là phải lên đến cột mốc quan sát tình hình ngoại biên, nội biên, nếu thấy có gì khác thường thì phải báo cáo kịp thời cho Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương.

Đánh giá thêm về Người có uy tín, bà Nguyễn Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho biết, Người có uy tín đang là “cánh tay nối dài” giúp Mặt trận làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc; tham gia các phong trào thi đua phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Lực lượng quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Thái Nguyên

Từ nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã và đang nỗ lực góp công góp sức trong các phong trào ở địa phương. Họ trở thành những “hạt nhân” trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, chung tay xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.