Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Thiếu nước nghiêm trọng do khô hạn kéo dài

Quỳnh Trâm - 15:36, 10/07/2020

Nắng hạn kéo dài hơn một tháng qua, khiến hơn 9.000ha ruộng thiếu nước, còn người dân thì thiếu nước sinh hoạt. Đây là tình trạng xảy ra tại hầu hết các huyện của tỉnh Thanh Hóa như Quảng Xương, Như Thanh, Như Xuân, Thạch Thành, Yên Định và TP. Sầm Sơn.

Người dân phải tưới nước cứu lúa
Người dân phải tưới nước cứu lúa

Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh hiện có 610 hồ đập chứa nước. Trong đó, 214 hồ đập nhỏ hiện xuống dưới mực nước chết. Điều này khiến nhiều địa phương thiếu nước sản xuất nghiêm trọng.

Toàn tỉnh dự kiến vụ mùa năm nay gieo cấy khoảng 116.000ha lúa, nhưng hạn hán kéo dài nên đến thời điểm này, mới chỉ có khoảng hơn 9.000ha lúa được gieo cấy. Nhưng trong đó, nhiều diện tích bị chết khô vì cháy nắng. 

Hơn 10 ngày qua, bà Hiệp, 72 tuổi, xã Mậu Lâm (huyện Như Thanh) ngày đêm bám ruộng để tưới nước cứu vớt 5ha lúa không chết vì hạn hán. 

 “Con đập của xã đã cạn nước nên nhiều diện tích ruộng trên địa bàn vẫn bỏ hoang. Nhà tôi may mắn lấy được nước để cấy, nhưng hiện giờ mặt ruộng đang ngày một nứt nẻ. Nếu tuần tới vẫn không có mưa, thì mùa vụ năm nay nguy cơ mất trắng”, bà Hiệp than. 

Không chỉ ruộng khô hạn, 3 tuần nay, giếng khoan 40m và giếng khơi 20m của nhà bà Chi (65 tuổi), cùng xã Mậu Lâm cũng cạn kiệt nước. Mỗi ngày để có nước dùng, bà dùng xe kéo đi bộ cách nhà 500m để xin nước về cho 4 người trong gia đình dùng. 

“Xin được ít nước, tôi phải dùng dè sẻn rất khổ sở. Vườn cây trái không được tưới tiêu cũng héo khô vì nắng. Chỉ mong sao sớm có mưa để chấm dứt tình trạng khô hạn này”, bà Chi nói. 

 Xã Trung Chính, huyện Nông Cống là một trong những xã có diện tích lúa bị thiếu nước lớn nhất huyện. Toàn xã gieo cấy hơn 400ha lúa vụ mùa, nhưng do hơn 1 tháng nay không có mưa, nắng nóng gay gắt kéo dài nên đến nay hơn 50% diện tích lúa gieo cấy trong tình trạng khô nẻ, thiếu nước. Nếu tình trạng hạn hán kéo dài thêm 5 - 7 ngày nữa, thì hàng trăm ha lúa sẽ bị khô cháy hoàn toàn.

Ông Lê Xuân Quế, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Chính, huyện Nông Cống cho biết: Nguồn nước tưới của địa phương phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kênh Nam sông Chu và nguồn nước từ con sông Nhơm chảy qua. Tuy nhiên, hiện tại lượng nước tại các sông và kênh mương đều xuống dưới mực nước chết, nên công tác điều tiết nước rất khó khăn.

Việc dùng máy bơm dầu dã chiến cũng phải phụ thuộc vào thủy triều lên xuống thất thường của sông Nhơm. Tuy nhiên, giải pháp mang tính tạm thời này cũng không duy trì được lâu, vì nguồn nước để bơm truyền ở các mương nội đồng cũng đang dần cạn kiệt, nếu thời tiết khô hạn còn kéo dài.

Ông Nguyễn Anh Tuân, Trưởng phòng Quản lý công trình và nước sạch nông thôn - Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán có thể xảy ra trên diện rộng, ngành Nông nghiệp tỉnh đang tổng kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tiếp đó khoanh vùng các diện tích có nguy cơ bị hạn, không thể gieo cấy để có phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Phương án lắp máy bơm dã chiến chống hạn cũng được áp dụng. Trong đó, huyện Quảng Xương lắp 95 máy, huyện Như Xuân 59 máy, huyện Thạch Thành 17 máy, TP. Sầm Sơn 15 máy…; dù vậy, tình hình vẫn không được cải thiện hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.