Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp ứng phó với khô hạn ở Ninh Thuận

Hà Văn Đạo - 10:53, 28/04/2020

Theo đánh giá của các Trung tâm khí tượng thủy văn, tại Ninh Thuận tình hình khô hạn đã lan rộng, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Vì vậy, các giải pháp ứng phó nếu không được triển khai khẩn trương, có hiệu quả thì hoa màu, vật nuôi sẽ bị suy kiệt, kinh tế tụt giảm mạnh, tình trạng thiếu lương thực đe dọa đến chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Nhiều ao hồ trên địa bàn Ninh Thuận cạn khô
Nhiều ao hồ trên địa bàn Ninh Thuận cạn khô

Nước cạn, đồng khô, người quắt

Cả Ninh Thuận có hơn 21 hồ chứa nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất, thì nay nhiều hồ đã cạn khô, chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu thực tế. Trên 4.000ha hoa màu trên địa bàn toàn tỉnh đã cháy khô, hàng trăm ngàn con gia súc thiếu nước, thức ăn. Các hồ, đập ở huyện Ninh Phước, Ninh Sơn… hầu hết đã cạn khô.

Chủ trại chăn nuôi Lê Văn Tùng ở xã Phước Thành (Bác Ái) lo lắng: Hạn đến sớm và lan ra khắp huyện, khắp tỉnh nên muốn đi sang địa phương khác xin nước về cũng khó. 450 hộ chăn nuôi chuyên nghiệp ở Bác Ái kiệt quệ, không có thức ăn cho gia súc, nước sinh hoạt hằng ngày cũng phải san sẻ nhau. 

Bà Lê Thị Nhung ở xã Phước Trung, nhiều ngày nay phải vét từng ca nước trong bồn chứa để sử dụng dè sẻn. Bà Nhung chia sẻ: “Nắng quắt người, phải tận dụng nước tắm rửa để cho gia súc uống. Rất cơ cực. Chẳng riêng gì Bác Ái, các xã, nhất là khu vực vùng sâu ở Ninh Sơn cũng chịu chung cảnh ngộ”.

Theo thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có 20 nhà máy cấp nước sạch nằm trải đều ở các huyện Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam, Ninh Sơn, Ninh Hải, theo thiết kế phục vụ tốt cho gần 38.000 hộ dân. Hiện nay, do tác động của thời tiết, lượng nước ngầm suy giảm mạnh nên các nhà máy này cũng dần khô kiệt. Để giải hạn trong tình thế cấp bách, Công ty cổ phần Cấp nước Ninh Thuận phải xin hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) xả qua Nhà máy thủy điện Đa Nhim dẫn về TP. Phan Rang - Tháp Chàm để xử lý nước thô thành nước sạch, cung cấp cho cuộc sống người dân. Thế nhưng đáng lo ngại là lượng nước ở hồ Đơn Dương cũng đang đứng trước nguy cơ tụt giảm. 

Cần đồng lòng triển khai nhiều giải pháp

Trước tình hình cấp thiết đối phóhạn hán lan rộng, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Chỉ thị số 67-CT/TU yêu cầu phải vận động Nhân dân chủ động dự trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giữ gìn vệ sinh nguồn nước. Cán bộ tăng cường đi cơ sở kiểm tra tình hình để kịp thời chỉ đạo, xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước. Có ngay phương án hỗ trợ kịp thời đối với người dân vùng hạn, nhất là hỗ trợ gạo cứu đói, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho gia súc, gia cầm…

Để tăng cường cung cấp đủ lượng nước sinh hoạt cho người dân ổn định cuộc sống, tỉnh Ninh Thuận đề nghị Ban Xây dựng năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận vận hành có hiệu quả các hệ thống cấp nước Phước Đại - Phước Thành; Tà Nôi; Phước Trung. 

Đối với ngành chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo người dân, các chủ hộ chăn nuôi lan tỏa phong trào tiết kiệm nước. Tuyệt đối không tăng đàn, mở rộng trang trại trong thời điểm này. Tại những khu vực hồ đập đã cạn kiệt, đồng cỏ không còn nhiều, chủ các trang trại nên xuất bán vật nuôi đã đến tuổi trưởng thành để giảm số lượng đàn...

Đối với trồng trọt, ngành NN&PTNN Ninh Thuận triển khai nhanh các phương án chuyển đổi cây trồng. Với một số diện tích, chỉ sản xuất 2 vụ để bảo đảm đủ nước tưới, có thời gian phơi phóng đất, hoa màu giảm dịch bệnh, tăng năng suất. Mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả phù hợp với thời tiết nắng nóng... Bên cạnh đó, vận động người dân cùng tham gia triển khai các mô hình cánh đồng lớn, đưa máy móc thực hiện tưới tiêu, ứng phó khô hạn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719: Những điểm sáng tích cực từ cơ sở (Bài 1)

Mặc dù là Chương trình mới, còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 2 năm triển khai, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Ủy ban Dân tộc (UBDT) cùng với các bộ, ngành Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển động tích cực tại cơ sở.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

An toàn vệ sinh thực phẩm: Vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết “nóng”

Sức khỏe - Sỹ Hào - 4 giờ trước
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng đây là vấn đề chưa bao giờ hết “nóng”, trong khi thuốc giải độc để cấp cứu kịp thời vẫn còn khan hiếm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người rất cao.
Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Già Y Kông phục hồi trống cổ của người Cơ Tu

Tìm trong di sản - Nguyễn Văn Sơn - 4 giờ trước
Già làng Y Kông (98 tuổi) là Người có uy tín được người dân trong thôn Tống Coói (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kính trọng. Ông cũng là một trong những nghệ nhân đã có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, đặc biệt là kỹ thuật chế tác những chiếc trống, nhạc cụ của người Cơ Tu.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Media - Thùy Anh - 12 giờ trước
Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Làng Mỹ Nghiệp phát huy giá trị thổ cẩm Chăm

Sắc màu 54 - Sơn Ngọc - 23:55, 27/05/2023
Làng Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm tiêu biểu của người Chăm thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nơi đây, đã có nhiều thế hệ phụ nữ giỏi nghề, tích cực bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt truyền thống. Đặc biệt là nghiên cứu phục hồi hoa văn cổ và kỹ thuật trồng bông dệt vải do ông bà xưa truyền lại.
Những triệu phú ở Tam Đường

Những triệu phú ở Tam Đường

Kinh tế - Đinh Phương - 23:53, 27/05/2023
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Thanh Hóa truy điệu 16 hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào

Media - Quỳnh Trâm - 23:51, 27/05/2023
Tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, huyện Bá Thước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt 16 liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 21/2023): Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Media - BDT - 23:48, 27/05/2023
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP. Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương. Qua đó tạo được sự chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả quan trọng. Đặc biệt, "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5/2023, với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thức nhằm nâng cao ý thức của cộng về chấp hành các quy định đảm bảo VSATTP.
Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 23:24, 27/05/2023
Thứ sáu, ngày 26/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Thanh Hóa: Nhiều cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bị xử phạt

Sức khỏe - Quỳnh Trâm - 23:17, 27/05/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có nhiều quầy thuốc, phòng khám chuyên khoa trưng các biển hiệu quảng cáo thu hút bệnh nhân, hoạt động rầm rộ.... nhưng khi lực lượng chức năng kiểm tra lại không đủ hồ sơ giấy phép hoạt động.

"Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 23:16, 27/05/2023
Đó là chủ đề tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 - 31/5/2023 do Bộ Y tế tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.