Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hạn hán ở miền Trung - Tây Nguyên: Nhiều diện tích lúa và hoa màu có nguy cơ mất trắng

Minh Ngọc - 11:07, 04/03/2020

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang trở nên khô hạn, thiếu nguồn nước ngọt và bị xâm nhập mặn. Thiếu nước tưới, hàng trăm ha lúa và hoa màu của người dân ở nhiều địa phương đang đứng trước nguy cơ mất trắng.

Người dân Quảng Ngãi phải đi chắt từng giọt nước về sinh hoạt
Người dân Quảng Ngãi phải đi chắt từng giọt nước về sinh hoạt

Nguồn nước trên các sông suối khu vực Trung bộ và Tây Nguyên tiếp tục suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35 - 70%, một số sông thiếu hụt trên 80%. Nguy cơ cao xảy ra tình trạng khô hạn, thiếu nước ở miền Trung trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020. 

Mặc dù mới giữa mùa khô, nhưng nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Kon Tum bị thiếu nước trầm trọng. Nhiều hồ đập trên địa bàn cạn nước, trơ đáy. Thiếu nước, cây trồng của người dân cằn cỗi, khô héo. Người dân chật vật đi tìm nguồn nước. 

Theo Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Kon Tum, gần 3 tháng nay trên địa bàn tỉnh không có mưa. Lượng nước ở các sông suối trên địa bàn tỉnh đang thiếu hụt 40 - 70% so với trung bình hằng năm. Lượng mưa năm 2019 thiếu hụt so với hằng năm, chỉ đạt khoảng 70 - 80%.

Tại hồ thủy điện Ka Nak, huyện Kbang (Gia Lai) ghi nhận lượng nước lòng hồ xuống mức thấp kỷ lục. Mực nước trong hồ hiện chỉ còn khoảng 35 triệu m3, tương đương khoảng 10% theo thiết kế. Trong 3 tháng nữa có thể hồ thủy điện sẽ cạn kiệt, không còn nước để cấp phục vụ sản xuất ở hạ du.

Mùa khô năm nay được dự báo sẽ diễn ra khá nghiêm trọng ở khu vực Tây Nguyên. Đặc biệt là tại lưu vực sông Ba, qua tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Do đó, các tỉnh trong khu vực cần hết sức quan tâm đến công tác phòng chống hạn, cần tính toán, thống kê nguồn nước ở các công trình thủy lợi, các hồ chứa để xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp.

Tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) không khỏi lo lắng khi diện tích lúa vụ Đông - Xuân đã gieo sạ từ đầu năm đang có dấu hiệu chết khô, vàng úa. Nhiều diện tích ruộng lúa khô nước, nứt nẻ, trên địa bàn xã có khoảng 3,4ha lúa chịu hạn hán nặng. Ông Hồ Văn Ngưm, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán kéo dài, trên địa bàn toàn huyện có khoảng 300ha lúa vụ Đông - Xuân bị thiếu nước tưới tiêu dẫn đến khô hạn. Các xã là “điểm nóng” về hạn hán, gồm: A Ngo, Sơn Thủy, Quảng Nhâm, Phú Vinh, Lâm Đớt, Trung Sơn và thị trấn A Lưới. 

Ở Quảng Nam, không chỉ Thăng Bình mà các huyện Quế Sơn, Núi Thành… hiện mực nước hồ nào cũng thấp hơn trung bình nhiều năm, thậm chí có hồ thấp hơn 2 - 3m, dung tích còn lại 50%, cả những hồ dự trữ cho vụ Đông - Xuân cũng chỉ còn khoảng 60%, vì vậy nguy cơ thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt đang hiện hữu. 

Theo dự báo, hạn hán năm nay không khốc liệt và nặng nề như năm 2016. Tuy nhiên cũng ảnh hưởng tương đối nặng đến hoa màu, cây cối. Hiện tại mực nước theo dung tích thiết kế các hồ thủy lợi từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thiếu hụt 11 - 47%. Các hồ ở khu vực Tây Nguyên thiếu hụt 2 - 10%. Còn các hồ thủy điện vừa và lớn ở khu vực Bắc Trung bộ cũng thiếu hụt 17 - 25%. Các hồ ở Trung Trung bộ thiếu hụt 10 - 66%. Các hồ tại Nam Trung bộ thiếu hụt 12 - 55%. Các hồ ở Tây Nguyên thiếu hụt 10 - 25%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Tin nổi bật trang chủ
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 12 phút trước
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 1 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Tin tức - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 2/10, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Sống khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Trước khi bước vào tuổi trưởng thành, các bé sẽ phải trải qua giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt về bộ phận nhạy cảm cũng như tâm sinh lý. Dấu hiệu trẻ dậy thì đối với các bé tương đối dễ nhận biết. Sau đây là một số dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Ngày 2/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 8. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng ngày 2/10/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi viết tìm hiểu về Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (8/10/1963 - 8/10/2023).