Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
08:22, 04/07/2024 LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Nhiều loại cây, con giống đã được phê duyệt danh sách để hỗ trợ cho người dân huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) làm sinh kế phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Hiện nay, các dự án đang được thẩm định chờ bàn giao cho người dân được thụ hưởng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề xuất, khi triển khai hỗ trợ, chính quyền địa phương và đơn vị được giao cũng cần tính đến thời điểm, thời tiết để cấp phát cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tránh bị gây thiệt hại.
Phóng sự -
Thanh Hải -
12:12, 11/09/2024 Đã từng đi qua nhiều bản làng nơi miền Tây xứ Nghệ, nhưng với chúng tôi, cụm dân cư Huôi Máy thuộc bản Cắm Pỏm, xã Cắm Muộn (Quế Phong, Nghệ An) thì dường như không nơi nào sánh bằng. Ở vùng đất này, có những thiếu thốn không thể nói đủ bằng lời, có những khốn khó không dễ dàng bù đắp…
“Tôi về hưu không phải để nghỉ ngơi, mà cố gắng gánh một phần công việc của bản. Bao nhêu năm mình thoát ly, nay mới có cơ hội trả nghĩa cho bản làng. Tôi cũng chẳng biết khởi nghiệp chi hết, làm kinh tế cho gia đình, đồng thời để bà con làm theo, góp phần xóa cái nghèo, như tinh thần của Chương trình mục tiêu quốc gia”. Đó là tâm sự của ông Vi Văn Nhất ở bản Liên Phương, xã Châu Kim (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An đã bước sang năm thứ hai. Dẫu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian đầu thực hiện, nhưng các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc với quyết tâm cao nhất, là thực hiện có hiệu quả Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận ý kiến bày tỏ quan điểm lãnh đạo một số địa phương được thụ hưởng Chương trinh.
Kinh tế -
Việt Thắng -
11:21, 12/07/2021 “Có một thời, cây quế Quỳ bị cây keo lai đánh bạt. Một loài cây quý như thế mà không còn mấy ai mặn mà với nó nữa. Nay thì khác rồi, quế Quỳ đã xanh trở lại trên đất Quế Phong”. Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Sinh, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (huyện Quế Phong – Nghệ An). Tôi không dám chắc danh xưng Quế Phong bắt nguồn từ tên của loài cây có hương thơm nồng – cây quế. Nhưng cái tên quế Quỳ thì trăm người như một, đều cho rằng, xưa vùng đất này thuộc phủ Quỳ, nên cây quế ở đây có tên là quế Quỳ.
Tối 10/1/2022, tại Hội trường Trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thông huyện, Huyện ủy - HĐND - UBND – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Quế Phong tổ chức Chương trình Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2021 và Tết vì người nghèo - Xuân Nhâm Dần năm 2022.
Một thời, “Chín bản Mười mường” (Quế Phong, Nghệ An) từng là nỗi khiếp sợ bởi tỉ lệ con nghiện, người nhiễm HIV… cao hàng đầu cả nước. Một thời, những hang ổ, tụ điểm ma túy nơi vùng đất giáp biên ấy như những “vòi bạch tuộc” gieo rắc “cái chết trắng” khắp các bản làng. Dẫu chưa thể ngăn chặn hết nhưng nay “Chín bản Mười mường” đã bình yên hơn xưa…
Ở huyện miền núi Quế Phong, tỉnh Nghệ An, cây quế là cây sinh kế chính của hàng trăm gia đình; từ trồng quế mà các hộ dân mưu sinh, nuôi các con ăn học và làm giàu.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
10:00, 02/10/2020 Khi mặt trời nhô lên khỏi những rặng núi, những tia nắng đầu tiên hắt xuống, những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu lấp lánh, Mường Đán lung linh. Lẫn trong tiếng hòa ca ngàn năm của dòng Nậm Việc, nơi thiên nhiên khéo xếp đặt ngọn thác Bảy Tầng, Mường Đán huyền ảo…
Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được huyện miền núi Quế Phong xác định, là giải pháp tạo chuyển biến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một trong những biện pháp mà huyện áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, sửa đổi lề lối làm việc cho cán bộ, nhân viên là gắn camera giám sát.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
20:33, 29/05/2022 Từ trên mỏm đá cao, ông Lỳ Nọ Pó dùng một tay chắn ngang miệng làm loa, tay kia giơ bao muối nhềm nhềm. Sau mươi tiếng hú, đàn trâu, bò gần trăm con lũ lượt về “chầu” chủ. Trong căn nhà sàn nho nhỏ ở lưng chừng núi, vợ ông - bà Thò Y Chia bắt đầu đỏ lửa, chuẩn bị bữa trưa. Pú Thăm Tạp (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An), ngọn núi là chứng nhân của tình yêu, nỗi nhọc nhằn và những thành công của hai người… chăn trâu.
Phóng sự -
Thanh Hải -
17:11, 18/03/2021 Dẫu đã nghe nhiều, nhưng rồi khi tận mắt chứng kiến, tôi vẫn không khỏi bất ngờ trước nghị lực, khát khao, hoài bão của những chàng trai dân tộcThái sống ở vùng lòng hồ Hủa Na, huyện Quế Phong (Nghệ An). Họ thực sự là những con người đầy bản bản lính cùng ý chí vượt khó.