Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những điểm sáng ở huyện miền núi Quế Phong

An Yên - 10:48, 19/01/2025

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng, cơ sở hạ tầng có nhiều khởi sắc… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Trong đó một niềm vui lớn hơn đến từ việc chuyển biến về nhận thức, suy nghĩ của bà con dân bản, khi nơi đây từng "điểm nóng" về tảo hôn thì nay Quế Phong đã thành điểm sáng trong công tác phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS huyện Quế Phong giảm mỗi năm hơn 4% - Trong ảnh: Một góc bản Huồi Mới xã Tri Lê huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An
Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS huyện Quế Phong giảm mỗi năm hơn 4% (Trong ảnh: Một góc bản Huồi Mới, xã Tri Lê, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An)

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Cao Minh Tú, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong  cho biết: Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ.

Để kiểm chứng lời Chủ tịch huyện nói, chúng tôi đã về các bản làng để được mắt thấy tai nghe những đổi thay, bắt đầu từ kết cấu hạ tầng. Những dự án mở đường, đầu tư xây dựng trụ sở, trường học, cầu, khu tái định cư… đang khoác lên huyện miền núi một gam màu tươi sáng mới. Quan trọng hơn, kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, đã đáp ứng tối đa nhu cầu thụ hưởng của người dân trong vùng, góp phần thúc đẩy kinh tế và tiếp tục giữ được đà tăng trưởng.

Mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập cao ở xã Thông Thụ
Mô hình nuôi cá lồng cho thu nhập cao ở xã Thông Thụ

Nhờ những đầu tư đó, toàn huyện hiện đã có 1 xã và 16 thôn bản (xóm) đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 14,42 tiêu chí/xã. Toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn có nhà văn hoá, 7/13 xã, thị trấn đã có sân vận động; 5/13 xã có hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở; 100/107 thôn, bản đã có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng; 4 xã được công nhận xã đạt chuẩn thiết chế văn hóa, thể thao theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Toàn huyện có 30/44 trường đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt 97%. Tỷ lệ hộ gia đình có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Các hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng điện đạt 99%. Số thôn bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá đạt 92,5%, 100% xã đã có đường nhựa đi lại thuận tiện; hệ thống đường giao thông nội đồng cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Hộ nghèo của bản Piêng Cu, xã Tiền Phong được nhận bò sinh sản nuôi từ nguồn vốn của Chương trình MTQG.
Hộ nghèo của bản Piêng Cu, xã Tiền Phong được nhận bò sinh sản nuôi từ nguồn vốn của Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bảo DTTS và miền núi

Những năm qua, mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo của huyện đều giảm trên 4% theo chuẩn đa chiều.Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo DTTS từ 49,58% năm 2021, giảm xuống còn 38,55% năm 2023, bình quân giảm 5,51%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 35,7 triệu đồng, tăng 6,88 triệu đồng so với năm 2020 (năm 2020 là 28,82 triệu đồng).

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư của Chương trình MTQG 1719, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân được quan tâm tốt hơn. Nhờ thế, tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đến nay đạt 40%; hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm hằng năm trên 1.500 người, trong đó đi làm việc ở nước ngoài hơn 200 người.

Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Cao Minh Tú hồ hởi: Trong rất nhiều niềm vui về những khởi sắc, đổi mới hôm nay, có một niềm vui lớn hơn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, suy nghĩ của bà con, chính là huyện đã chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.

Thị trấn Kim Sơn huyện Quế Phong nhìn từ trên cao
Thị trấn Kim Sơn huyện Quế Phong nhìn từ trên cao

Còn nhớ, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2025, tỷ lệ tảo hôn của huyện là 25 trường hợp. Thời điểm ấy, Quế Phong đang là một điểm nóng về tỷ lệ tảo hôn. Nếu so sánh trên bảng xếp hạng, thì Quế Phong đứng thứ 3 cả tỉnh về tình trạng tảo hôn. Ông Tú nói thêm: Từ năm 2023 đến nay, ở các địa phương trên toàn huyện đã không xẩy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Từ những chia sẻ của lãnh đạo huyện, từ những thông số mà huyện Quế Phong đạt được, càng khẳng định thêm rằng: Chương trình MTQG 1719 đang có những tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cả về tư tưởng lẫn hành động của mỗi người dân. 

Kết quả mà Quế Phong đạt được hôm nay còn cho thấy, sự vào cuộc không mệt mỏi của cả hệ thống chính trị với quyết tâm lớn lao, là xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh biên giới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi mới trên vùng “lá chắn thép” Du Long

Đổi mới trên vùng “lá chắn thép” Du Long

Du Long là địa danh gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nơi đây từng diễn ra những trận đánh chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975. Khi Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung thất thủ, địch đã chọn Phan Rang làm “lá chắn thép” nhằm ngăn chặn bước tiến thần tốc của quân giải phóng về Sài Gòn. Sau 50 năm hòa bình, đồng bào các dân tộc trên vùng “tuyến lửa” Du Long hôm nay đoàn kết xây dựng nông thôn mới, từng bước vươn lên phát triển phồn vinh.
Tin nổi bật trang chủ
Vị nữ tu mang hai màu áo

Vị nữ tu mang hai màu áo

Dân tộc - Tôn giáo - Tiêu Dao - 22 phút trước
Vừa là nữ tu sĩ, vừa là bác sĩ giỏi với nhiều sáng kiến cứu giúp hàng trăm bệnh nhi mắc các bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa được ví như “thiên thần mang hai màu áo” (áo trắng của bác sĩ và áo xanh đen của tu sĩ) khiến nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp cảm phục.”
Đổi mới trên vùng “lá chắn thép” Du Long

Đổi mới trên vùng “lá chắn thép” Du Long

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Du Long là địa danh gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nơi đây từng diễn ra những trận đánh chiến lược trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975. Khi Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung thất thủ, địch đã chọn Phan Rang làm “lá chắn thép” nhằm ngăn chặn bước tiến thần tốc của quân giải phóng về Sài Gòn. Sau 50 năm hòa bình, đồng bào các dân tộc trên vùng “tuyến lửa” Du Long hôm nay đoàn kết xây dựng nông thôn mới, từng bước vươn lên phát triển phồn vinh.
Bản lĩnh Việt Nam giữa biến động địa chính trị toàn cầu!

Bản lĩnh Việt Nam giữa biến động địa chính trị toàn cầu!

Sự kiện - Bình luận - Mạnh Hà - 1 giờ trước
Khi những cơn địa chấn địa chính trị rung chuyển toàn cầu; Các siêu cường tranh giành ảnh hưởng; Cuộc chiến thuế quang leo thang… Trật tự cũ rạn nứt. Luật chơi thay đổi từng ngày! Và đây cũng là thời điểm để bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam tỏa sáng!
Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Khám phá tục rửa mặt trong lễ cưới của người Tày ở Bình Liêu

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Giữa núi rừng trùng điệp của vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh), người Tày vẫn giữ gìn nhiều phong tục cổ truyền đầy nhân văn. Trong đó, tục rửa mặt – một nghi lễ đặc biệt trong đám cưới không chỉ là nghi thức chào đón cô dâu về nhà chồng, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết tình thân, lan tỏa sự ấm áp của cộng đồng. Giản dị mà đầy ý nghĩa, lễ rửa mặt là nét chấm phá độc đáo trong bức tranh văn hóa của người Tày nơi đây.
Khoảng 2.700 đại biểu dự Đại lễ Vesak 2025

Khoảng 2.700 đại biểu dự Đại lễ Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sẽ có khoảng 2.700 đại biểu khách mời dự Đại lễ Vesak 2025 diễn ra từ 6 - 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị Nhân dân hai nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị Nhân dân hai nước

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 15/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động Gặp gỡ hữu nghị Nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, Lễ khởi động “Hành trình đỏ: Nghiên cứu, học tập của thanh niên”, Lễ khởi động cơ chế hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc và Triển lãm ảnh 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc.
Bình Dương tổ chức tết Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dận tộc Khmer

Bình Dương tổ chức tết Chôl Chnăm Thmây cho đồng bào dận tộc Khmer

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vừa kết hợp khai mạc nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao, Liên hoan Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn TP.Tân Uyên lần thứ II, năm 2025. Cùng lúc chùa Tông Kim Quang – Ngôi chùa Khmer duy nhất tại Bình Dương cũng diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa
Kon Tum: Sét đánh làm 7 người thương vong

Kon Tum: Sét đánh làm 7 người thương vong

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Theo thông tin từ UBND xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) chiều 14/4, trên địa bàn xã xảy ra mưa dông kèm theo sấm sét, khiến 7 người thương vong. Đây là trận mưa dông kèm sấm sét đầu tiên xảy ra trên địa bàn xã trong năm nay.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn về đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn về đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 15/4, tại huyện Kon Plông (Kon Tum), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Ban Thường vụ Kon Tum tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về việc hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bà Bùi Thị Quỳnh Vân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi và ông Dương Văn Trang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum, đồng chủ trì Hội nghị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Ninh Thuận

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Ninh Thuận

Thời sự - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 15/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Tỉnh ủy- HĐND- UBND- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975-16/4/2025). Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự và có bài phát biểu ghi nhận thành tựu phát triển của tỉnh Ninh Thuận. Cùng dự còn có lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, lãnh đạo và cán bộ chủ chốt địa phương qua các thời kỳ cách mạng.