Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Văn Hoa - 09:01, 04/12/2024

Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

 Khách du lịch hào hứng nhờ các “nhiếp ảnh gia nhí” lưu lại những khoảng khắc đẹp bên đồi mâm xôi.
Khách du lịch hào hứng nhờ các “nhiếp ảnh gia nhí” lưu lại những khoảng khắc đẹp bên đồi mâm xôi.

Nâng cao thu nhập từ dịch vụ du lịch

Có dịp lên La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tham quan Danh thắng Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hòa mình cùng hàng trăm khách du lịch lên ngắm đồi mâm xôi, những thửa ruộng bậc thang vàng óng tuyệt đẹp trong mùa lúa chín…, chúng tôi mới cảm nhận được du lịch nông thôn miền núi đang thực sự chuyển mình mạnh mẽ.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, mỗi du khách lên tham quan đồi mâm xôi sẽ bỏ ra chi phí khoảng 130 ngàn đồng để mua vé và đi xe ôm 2 chiều. Ngoài ra, du khách còn sử dụng các dịch vụ như thuê trang phục dân tộc, thuê hoa, quẩy tấu nhờ các “mẫu nhí” đứng bên cạnh để check-in, mua đồ ăn, nước uống… Thời điểm mùa lúa chín, mỗi ngày có hàng ngàn du khách đến tham quan, sử dụng các dịch vụ du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho đồng bào Mông nơi đây.

Để khai thác du lịch hiệu quả, chuyên nghiệp, xã La Pán Tẩn đã thành lập Hợp tác xã (HTX) du lịch đồi Mâm Xôi với 5 tổ xe ôm tự quản và 2 đội văn hóa văn nghệ quần chúng phục vụ du khách. Anh Lý A Long, dân tộc Mông ở bản Phú Nhung cho biết, mỗi chuyến xe ôm, HTX sẽ thu 100 nghìn đồng/người, người chở khách trực tiếp sẽ được 80 nghìn đồng, nộp lại cho HTX 20 nghìn đồng.

Các homestay ở La Pán Tẩn ngoài việc đón khách, phục vụ ăn, ở, còn liên kết một số hộ gia đình làm các sản phẩm thổ cẩm, tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm cuộc sống người Mông như: Khai hoang ruộng bậc thang, cày ruộng, gặt lúa, vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, giã bánh dày... Bên cạnh đó, họ còn lập trang fanpage, liên kết với các trang mạng xã hội quảng bá và đặt dịch vụ trực tuyến để du khách biết đến với Mù Cang Chải nhiều hơn.

Ông Phạm Tiến Lâm, Bí thư Đảng ủy xã La Pán Tẩn cho biết: Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải trên địa bàn xã La Pán Tẩn đã mang lại hiệu quả tích cực cả về kinh tế và xã hội. Hằng năm, xã tổ chức tốt các hoạt động về lễ hội văn hoá, du lịch trên địa bàn, thu hút trên 56.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Du khách check-in trong vườn mận ở Mộc Châu.
Du khách check-in trong vườn mận ở Mộc Châu.

Phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ giúp người nông dân tăng thu nhập, mà còn là giải pháp tốt để quảng bá hình ảnh các sản phẩm nông nghiệp đi khắp nơi. Đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, qua đó giúp người dân có “doanh thu kép” từ phát triển nông nghiệp công nghệ cao”.

Bà Nguyễn Thị HoaPhó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu

Tạo “doanh thu kép”

Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, địa phương có diện tích trồng mận hậu lớn nhất cả nước với hơn 3.200 ha, trong đó diện tích đang cho thu hoạch khoảng 2.400 ha. Vào mùa hoa mận nở và mùa mận chín, các chủ vườn mận mở cửa đón du khách vào tham quan với giá vé dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/khách. Lên Mộc Châu, du khách được trải nghiệm nhiều mô hình nông nghiệp hấp dẫn như: Hái mận, hái dâu tây, tham quan đồi chè, trải nghiệm tại các trang trại bò sữa…

Anh Lê Quang Quyền, hướng dẫn viên du lịch tuyến Tây Bắc chia sẻ, Mộc Châu đông khách nhất vào mùa hoa nở và mùa thu hoạch quả. Đẹp nhất là thung lũng mận Nà Ka, tiếp đến là bản Pa Phách, tiểu khu Pa Khen, khu vực Nông trường, đường vào Ngũ động Bản Ôn hay thung lũng mận Mu Náu... Tới đây, du khách có thể hái mận, thưởng thức ngay tại vườn, chụp ảnh check-in, tự tay hái từng trái mận đem về làm quà. Ngoài ra, du khách còn sử dụng một số dịch vụ khác như thuê trang phục truyền thống để chụp ảnh, ăn nghỉ qua đêm… Những loại hình dịch vụ này đã mang lại nguồn thu khá lớn cho người dân địa phương.

Bản Sin Suối Hồ, một điểm sáng du lịch sinh thái - cộng đồng ở huyện Phong Thổ, Lai Châu.
Bản Sin Suối Hồ, một điểm sáng du lịch sinh thái - cộng đồng ở huyện Phong Thổ, Lai Châu.

Còn tại tỉnh Lai Châu cũng có một điểm sáng du lịch sinh thái - cộng đồng, mỗi năm thu hút hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, đó là bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ. Anh Vàng A Chỉnh, Trưởng bản Sin Suối Hồ cho biết, vài chục năm trước, Sin Suối Hồ là một bản nghèo với tỷ lệ người nghiện cao. Nhờ biết đoàn kết, đồng lòng phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng, đến nay Sin Suối Hồ đã đẩy lùi được các hủ tục, tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống cộng đồng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Bản đã đạt “Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN lần thứ 3”do khối ASEAN vinh danh tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2023 tại Indonesia.

Ngoài La Pán Tẩn, Mộc Châu, Sin Suối Hồ, vùng Tây Bắc còn có nhiều địa phương khai thác hiệu quả du lịch nông thôn như: Mai Châu, Hang Kia, Pà Cò, tỉnh Hòa Bình; Vịnh Pá Khôm, bản Vàng Pheo, Đồi chè Tân Uyên, tỉnh Lai Châu; Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Tận dụng tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, các địa phương đã tập trung phát triển các vùng trồng cây chuyên canh; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng;… Xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp giúp người nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả cao cho cả hai ngành Nông nghiệp và Du lịch. Từ hoạt động du lịch nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh Tây Bắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.
Tin nổi bật trang chủ
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Thời sự - PV - 23:20, 04/12/2024
Thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, với vai trò là lực lượng tiền tiêu biên giới Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.