Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Gần rồi, Nậm Nhoóng ơi!

Khánh Ngân - 08:11, 05/08/2024

Trong ký ức của nhiều thế hệ giáo viên cắm bản, Nậm Nhoóng (huyện Quế Phong, Nghệ An) là vùng đất xa xôi cách trở. Chuyện ăn, chuyện ở… và cả chuyện đi đến Nậm Nhoóng là cả một hành trình gian nan vất vả khó nói bằng lời. Nhưng giờ đây, vùng đất có gần 100% dân tộc Thái sinh sống ở Nậm Nhoóng này đã thay đổi diện mạo. Nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tiếp sức để đời sống đồng bào Thái, Khơ Mú được nâng lên toàn diện.

(Bài KH): Gần rồi, Nậm Nhoóng ơi
Trong ký ức của nhiều người, Nậm Nhoóng là vùng đất xa xôi, cách trở và nghèo đói của huyện Quế Phong (Nghệ An)

Một thời xa ngái...

Trong ký ức của cô giáo cắm bản Đậu Thị Hạnh, bản Na kích nói riêng và xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong (Nghệ An), là vùng đất xa xôi cách trở. Chiều biên giới, trong phút trải lòng cô Hạnh nhớ lại: Vào những năm 2010, tôi được phân công về điểm trường mầm non bản Na Kích công tác. Từ trung tâm xã Nậm Nhoóng vào bản chỉ vẻn vẹn 6 km, nhưng là đường đất, lắm suối nhiều dốc nên đi lại cũng vất vả lắm. Do giao thông cách trở nên đời sống của đồng bào Thái, Khơ Mú ở Na Kích khó khăn trăm bề. Vì thế chuyện học của các em được xếp sau chuyện “cơm no, muối mặn” hàng ngày của đồng bào!

Đó là Na Kích, còn để vào được trung tâm xã Nậm Nhóng, cũng là cả một hành trình dài. Từ trung tâm huyện Quế Phong, cô Hạnh phải mất hơn 2 giờ đồng hồ đi xe máy vượt đỉnh Bù Chồng Cha. Rồi đến cung đường hẹp bên núi cao, bên vực sâu ngoằn nghèo giữa đại ngàn thăm thẳm. Hành trình cắm bản dạy học của cô Hạnh cứ đều đặn “chiều Chủ nhật vào Na kích, chiều thứ Sáu ra thị trấn Kim Sơn”. Đó là những tháng thời tiết thuận, còn vào mùa mưa lũ, cô Hạnh phải biền biệt cả tháng mới về nhà!

Khó khăn là vậy, nhưng cô Hạnh cùng đồng nghiệp vẫn bám trường, bám lớp dạy dỗ các em. Bởi cô quan niệm: “Nếu không có cái chữ thì các em lại rơi vào vòng luẩn quẩn: Đói nghèo, tảo hôn, thất học… như chính cuộc đời của bố mẹ các em”. Thời đó, hầu như toàn bộ đồng bào các DTTS ở Na Kích, Na Hốc và các bản làng ở xã Nậm Nhoóng đều khó khăn, nghèo đói.

Là một xã nghèo nằm ở phía Tây Nam của huyện Quế Phong, Nậm Nhoóng có tổng diện tích tự nhiên là 4.784,81 ha. Toàn xã có 5 thôn, bản với 2.592 nhân khẩu đều là đồng bào DTTS. Do điều kiện tự nhiên cách trở, thiếu đất sản xuất, nên đời sống đồng bào vô cùng khó khăn. Trong sinh hoạt hoạt hàng ngày, đồng bào còn tồn tại nhiều hủ tục như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, uống rượu bỏ quên nương rẫy… Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đường, trường, điện còn tạm bợ.

Sau nhiều năm cống hiến cho giáo dục ở xã vùng cao, hiện cô Đậu Thị Hạnh đã được chuyển về Trường Mầm non xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu công tác, nhưng ký ức về Nậm Nhoóng thì cô không bao giờ quên.
Sau nhiều năm cống hiến cho giáo dục ở xã vùng cao, hiện cô Đậu Thị Hạnh đã được chuyển về Trường Mầm non xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu công tác, nhưng ký ức về Nậm Nhoóng thì cô không bao giờ quên.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lữ Trung Thành - Chủ tịch UBND xã Nậm Nhoóng cho biết: “Từ 2010 trở về trước, nhắc đến Nậm Nhoóng là nghĩ ngay đến sự xa xôi cách trở. Thời điểm đó, các điểm trường ở các thôn bản đa phần là tranh tre nứa lá. Giao thông đi lại cũng chỉ là đường mòn, lối đất đi bộ. Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào thì trăm bề vất vả”.

Nậm Nhoóng hôm nay

Lên với Nậm Nhoóng lần này, con đường vượt dốc Bù Chồng Cha đã được hạ độ cao, đổ nhựa phẳng lỳ. Cung đường bên núi cao, bên vực sâu năm nào giờ đây đã là cung đường rải nhựa rộng rãi. Từ trung tâm huyện Quế Phong, ô tô bon bon vào tới trung tâm xã. Nậm Nhoóng đã khoác lên mình chiếc áo mới với “Nhà đồng bào kiên cố; trường học khang trang; đường giao thông được bê tông và nhựa hóa...”.

Khánh Thành cầu dân sinh vượt lũ ở bản Na, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong
Hệ thống giao thông ở xã từng bước được đầu tư xây dựng (Trong ảnh: Cầu dân sinh vượt lũ ở bản Na Kích, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong)

Năm 2010 là năm đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới (NTM). Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, đồng bào các DTTS cùng chính quyền địa phương xã Nậm Nhoóng quyết liệt thực hiện. Từ nguồn lực Nhà nước hỗ trợ xi măng, Nhân dân Nậm Nhoóng góp công, góp thêm của để bê tông hóa nhiều tuyến đường giao thông nội bản, nội xã. Phong trào xây dựng NTM đã và đang đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở Nậm Nhoóng

Cùng với đó, Chương trình 135, 30a… cũng dành nguồn lực để hỗ trợ con giống, cây giống để đồng bào phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo. Trong giai đoạn 2010 - 2020, toàn xã Nậm Nhoóng đã có khoảng 100 hộ đồng bào được thụ hưởng hỗ trợ cây, con giống từ Chương trình 30a. Từ đó, nhiều hộ có sinh kế, vươn lên thoát nghèo.

Lên với Nậm Nhoóng lần này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã về đến tận cùng bản Na Kích để gặp anh Ngân Văn Dụng. Trước đây, gia đình anh Dụng thuộc diện hộ nghèo nên được nhận 1 con bò giống từ Chương trình 30a. Sau nhiều năm chăm chỉ chăm sóc đến nay gia đình anh đã nhân đàn lên 7 con bò. 

Ngoài ra, anh còn nuôi thêm 2 con trâu sinh sản. Thu nhập từ bán bê con, nghé con và trồng rừng đã giúp gia đình anh vươn lên thoát nghèo bền vững. Cũng như gia đình anh Dụng, ở Nậm Nhoóng nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước.

Anh Ngân Văn Dụng (ngoài cùng bên trái) chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về mô hình kinh tế nuôi bò và trồng rừng của gia đình mình ngay tại lán trại ở bản Na Kích, xã Nậm Nhoóng
Anh Ngân Văn Dụng (ngoài cùng bên trái) chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về mô hình kinh tế nuôi bò và trồng rừng của gia đình mình ngay tại lán trại ở bản Na Kích, xã Nậm Nhoóng

Cùng với đó, nguồn lực từ Chương trình 30a đã đầu tư xây mới nhiều tuyến đường giao thông, trong đó có đường vào bản Na Kích… ở Nậm Nhoóng. Cơ sở hạ tầng thay đổi cũng góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Thái, Khơ Mú ở Nậm Nhoóng không ngừng được cải thiện và nâng cao.

Hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhân dân trong toàn xã luôn nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong đời sống, cần cù, lao động, sáng tạo, vươn lên làm kinh tế, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá giả.

Có đà từ những năm trước, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tiếp tục tiếp thêm sức mạnh ngoại lực để Nậm Nhoóng khoác lên “tấm áo mới” khang trang hơn. Tính lũy kế, từ năm 2022 đến nay, đã có 58 hộ gia đình ở Nậm Nhoóng được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở. Hơn 40 hộ đồng bào DTTS ở Nậm Nhoóng được hỗ trợ phát triển sinh kế như hỗ trợ bò giống, dê giống, lợn giống… Cùng với đó, nhiều công trình được nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đầu tư xây dựng khanh trang.

Chỉ tính riêng năm 2023, Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạn tầng phục vụ đời sống dân sinh, phát triển sản xuất ở Nậm Nhoóng. Tiêu biểu là công trình Trường Mầm non Nậm Nhoóng, với tổng mức đầu tư 5,1 tỷ đồng. Trường có kết cấu nhà 2 tầng, 8 phòng học. Đến nay, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp con em đồng bào Thái, Khơ Mú có chỗ học bán trú khang trang. Hay như tuyến kè suối chống sạt lở khu vực Trường Trung học Cơ sở Nậm Nhoóng…

Bước sang năm 2024, Chương trình MTQG 1719 tiếp tục đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tại bản Huồi Cam, xã Nậm với mức đầu tư gần 1,7 tỷ đồng. Dự kiến, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ phục vụ đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 78 hộ đồng bào DTTS. 

Cũng từ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, trong năm 2024 này công trình nhà bếp và hệ thống nhà vệ sinh Trường TH và THCS xã Nậm Nhoóng sẽ được đầu tư xây dựng, với tổng vốn là 1,2 tỷ đồng. Đến nay, công trình này đã khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào đầu năm học mới 2024 - 2025 này.

Điểm Trường Mầm non bản Na Hốc- (Trường Mầm non Nậm Nhoóng) đã được đầu tư xây dựng khang trang
Điểm Trường Mầm non bản Na Hốc thuộc Trường Mầm non Nậm Nhoóng đã được đầu tư xây dựng khang trang

Cũng trong câu chuyện với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Lữ Trung Thành chia sẻ: “Bây giờ Nậm Nhoóng đã gần rồi lắm rồi. Nguồn lực từ chính sách dân tộc và các chương trình MTQG cùng với sự nỗ lực của đồng bào đã làm cho Nậm Nhoóng khang trang hơn.

Qua 14 năm, kể từ ngày thực hiện phong trào xây dựng NTM, hôm nay nhìn lại, Nậm Nhoóng nay đã khác xưa. Hàng trình từ trung tâm huyện lỵ vào đến Nậm Nhoóng là những cung đường được nhựa hóa. Nguồn lực từ chính sách dân tộc và các chương trình MTQG đã làm tỷ lệ hộ nghèo đã giảm sâu, thay vào đó là tỷ lệ hộ khá, hộ giàu ở Nậm Nhoóng không ngừng được tăng lên. Chuyện lo “no cơm, mặn muối” của đồng bào cũng đã lùi vào dĩ vãng. Nậm Nhoóng giờ đây đã khoác lên mình “tấm áo mới” với trường mới, đường mới, nhà mới… khang trang.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 1 giờ trước
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 1 giờ trước
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hàng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 2 giờ trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.