Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

An yên - 14:05, 14/11/2024

Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Được tham gia các buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, vay vốn chính sách gia đình ông Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ đang phát huy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gia súc
Được tham gia các buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, vay vốn chính sách gia đình ông Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ đang phát huy hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gia súc

Nhiều kết quả quan trọng

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai trên địa bàn huyện Quế Phong, đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, qua đó các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Nổi bật là kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, kinh tế tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nhiều mô hình kinh tế được xây dựng thành công và nhân rộng, năng lực sản xuất, kinh doanh các thành phần kinh tế từng bước được nâng lên. Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện; Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo từ 44,68% năm 2021 giảm xuống còn 34,83% năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025), tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm trên 4%. Trong đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo DTTS từ 49,58% năm 2021, giảm xuống còn 38,55% năm 2023, bình quân giảm 5,51%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 35,7 triệu đồng, tăng 6,88 triệu đồng so với năm 2020 (năm 2020 là 28,82 triệu đồng).

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư của Chương trình, công tác giải quyết việc làm tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt địa phương rất chú trọng gắn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với công tác giải quyết việc làm; chỉ đạo các xã, thị trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi về hồ sơ, thủ tục giúp người lao động nhanh chóng tìm và có việc làm ổn định; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề đến nay đạt 40%; hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm hàng năm trên 1.500 người, trong đó đi làm việc ở nước ngoài hơn 200 người.

Hiện nay, toàn huyện đã có 1 xã và 16 thôn bản (xóm) đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí bình quân đạt 14,42 tiêu chí/xã. Toàn huyện có 13/13 xã, thị trấn có nhà văn hoá, 7/13 xã, thị trấn đã có sân vận động; 5/13 xã có hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở; 100/107 thôn, bản đã có nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng; 4 xã được công nhận xã đạt chuẩn thiết chế văn hóa, thể thao theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc hỗ trợ đầu tư cho các mô hình sinh kế đang phát huy hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh (Trong ảnh: Người dân Quế Phong đang có thu nhập ổn định từ trồng cây lùng)
Việc hỗ trợ đầu tư cho các mô hình sinh kế đang phát huy hiệu quả, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của huyện (Trong ảnh: Người dân Quế Phong đang có thu nhập ổn định từ trồng cây lùng)

Toàn huyện có 30/44 trường đạt chuẩn Quốc gia; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt 97%. Tỷ lệ hộ gia đình có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Các hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng điện đạt 99%. Số thôn bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá đạt 92,5%, 100% xã đã có đường nhựa đi lại thuận tiện; hệ thống đường giao thông nội đồng cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong Bùi Văn Hiền xác nhận: Chương trình có những tác động nhất định, làm thay đổi cả về tư tưởng lẫn hành động, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ... Tạo thêm công ăn việc làm cho bộ phận lao động dôi dư, góp phần vào việc chung tay xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương.

Quyết tâm cho giai đoạn mới

Lãnh đạo huyện Quế Phong cho biết: hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 là rất rõ nét, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn huyện. Vì thế, giai đoạn II của chương trình, huyện sẽ nỗ lực tối đa, huy động mạnh mẽ và quyết tâm của cả hệ thống chính trị để cùng thực hiện.

Thực tế những năm qua cho thấy, nhờ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; gắn với phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành… nên quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 rõ ràng, hiệu quả hơn. Cùng với đó, địa phương đã đổi mới và đa dạng hoá hình thức thông tin tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân tham gia thực hiện.

 Một điểm nhấn quan trọng, là Quế Phong đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án, trên địa bàn nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ để cùng thực hiện với mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu quả sử dụng, thụ hưởng của người dân.

Đường vào cụm dân cư Huôi Máy xã Cắm Muộn vẫn còn rất khó khăn
Đường vào cụm dân cư Huôi Máy, xã Cắm Muộn vẫn còn rất khó khăn cần được đầu tư xây dựng

Hiện nay, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Quế Phong đang gặp những khó khăn nhất định, làm ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả chung. Cụ thể, tiến độ triển khai thực hiện một số nội dung, tiểu dự án còn chậm, tỷ lệ giải ngân còn thấp. Một số nội dung thực không đạt chỉ tiêu kế hoạch do kế hoạch vốn, hướng dẫn triển khai… ban hành chậm. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 còn lúng túng, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của một số phòng, ngành cấp huyện với cấp xã có lúc chưa nhịp nhàng, chưa kịp thời ảnh hưởng đến tiến độ.

Ông Bùi Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong đề xuất: Các cấp ngành cần nghiên cứu, bố trí 7% kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3 nhằm tạo điều kiện tối đa cho cơ sở thực hiện. Mặt khác, để Chương trình MTQG 1719 được thực hiện khoa học, có hiệu quả, thì cũng cần sớm ban hành phần mềm kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện qua từng năm, từng giai đoạn.

Vị lãnh đạo đại diện huyện Quế Phong cũng kiến nghị: Đối với việc phân bổ nguồn vốn cần xem xét lại cách thức tính điểm cho địa phương cần rà soát lại để có sự điều chỉnh hợp lý. Nguồn vốn phân bổ cho địa phương cần dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương, tránh tình trạng phân bổ vượt quá nhu cầu và đối tượng thụ hưởng. Đối với nhu cầu hỗ trợ đất ở, nhà ở ở huyện hiện nay nhu cầu vẫn còn lớn, nên cần xem xét bố trí thêm kinh phí hỗ trợ nhà ở và đất ở cho Nhân dân./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:16, 14/11/2024
Ngày 14/11, UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) tổ chức gặp mặt, tọa đàm, giao lưu và trao phương tiện nghe nhìn phù hợp cho già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc Co xã Tam Trà.
Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:14, 14/11/2024
Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ Y tế đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 17:12, 14/11/2024
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Tin tức - Vũ Mừng - 16:59, 14/11/2024
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị kỷ luật hình thức Khiển trách và phải nghỉ hưu trước tuổi, do có vi phạm trong quá trình đấu thầu, xây dựng chương trình giáo dục vùng núi, vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khó khăn.
Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Sự kiện - Bình luận - BDT - 16:58, 14/11/2024
Kính gửi: Các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ thẩm định giá
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 16:44, 14/11/2024
Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Khai mạc Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sắc màu 54 - Xuân Hải - 16:42, 14/11/2024
Hướng đến kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Gương sáng - Ngọc Chí - 16:29, 14/11/2024
Chiều 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, tuyên dương điển hình tiên tiến năm 2024 và Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Tin tức - Khánh Hòa (Hội LHPN tỉnh Cao Bằng) - 16:27, 14/11/2024
Sáng 14/11, tại Nhà văn hóa trung tâm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” cấp tỉnh 2024.
Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Công tác Dân tộc - An yên - 14:05, 14/11/2024
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.