Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đầu tư công trình nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719: “Giải khát” cho người dân miền núi Nghệ An

An Yên - 12:51, 09/11/2024

Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán...đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.

Đoàn giám sát của UBDT kiểm tra công trình cấp nước sinh hoạt tập trung vừa được đầu tư cho đồng bào Đan Lai ở bản Co Phạt xã Môn Sơn huyện Con Cuông
Đoàn giám sát của UBDT kiểm tra công trình cấp nước sinh hoạt tập trung vừa được đầu tư cho đồng bào Đan Lai ở bản Co Phạt, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông

Thực hiện nội dung 4, dự án 1, Cchương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quỳ Châu được đầu tư hỗ trợ xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung. Điển hình như công trình nước sinh hoạt tập trung bản Chiềng Nong và Chàng Piu, xã Châu Thuận; công trình nước sinh hoạt tập trung Khu trung tâm, xã Diên Lãm, công trình xây dựng nước sinh hoạt tập trung bản Đôm 1 và Đôm 2, xã Châu Phong…

Tại bản Đôm 1 và bản Đôm 2, xã Châu Phong, công trình xây dựng nước sinh hoạt có tổng mức đầu tư 2,8 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của 344 hộ dân. Hiện nay, công trình đã xây dựng xong và bàn giao đưa vào sử dụng, công trình đang phát huy hiệu quả,  người dân rất phấn khởi từ khi được sử dụng công trình nước.

Anh Sầm Văn Chung, người dân bản Đôm 2 vui vẻ kể: Trước đây, để có nước sinh hoạt, người dân ở bản phải xách can, xô ra khe suối để lấy nước về dùng; việc rửa ráy, giặt giũ cũng rất bất tiện. Từ khi có công trình nước sinh hoạt được đầu tư, bà con phấn khởi lắm. Giờ thì không còn lo cảnh thiếu nước sinh hoạt, đi xa bất tiện như trước nữa.

Anh Sầm Văn Chung – người dân bản Đôm 2 xã Châu Phong huyện Quỳ Châu bên công trình nước sinh hoạt vừa được đầu tư theo chương trình MTQG 1719
Anh Sầm Văn Chung, người dân bản Đôm 2, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu bên công trình nước sinh hoạt vừa được đầu tư từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG 1719

Ở huyện Tương Dương, nhiều hộ dân cũng đang được hưởng lợi từ nội dung 4, dự án 1, Chương trình MTQG 1719 về hỗ trợ nước sinh hoạt. Giai đoạn 2021-2025 huyện đã đầu tư xây dựng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đến nay, đang xây dựng 2 công trình ở xã Nga My và xã Lưu Kiền, còn 3 công trình chưa triển khai thực hiện. 

Ngoài ra, huyện còn triển khai chương trình nước sinh hoạt phân tán được bố trí nguồn vốn hỗ trợ cho 567 hộ (3 triệu đồng/hộ) trong năm 2022-2023, đến nay đã hỗ trợ đường dây dẫn nước, xây bể và cấp téc cho các hộ được thụ hưởng. Đối với nguồn vốn năm 2024, được giao 3.630 triệu đồng, huyện cũng đã phê duyệt danh sách 1.210 hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, hiện nay các xã, thị trấn đang triển khai thực hiện.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Tương Dương Lương Xuân Hiệp cho hay: Bà con rất vui, phấn khởi vì một trong những nhu cầu tối thiểu là nước sinh hoạt bao năm thiếu khó, nay cũng đã được nhà nước quan tâm đầu tư, hỗ trợ.

Qua tổng hợp từ Ban Dân tộc tỉnh, tính đến tháng 9 năm 2024, toàn tỉnh đã có 7.661 công trình nước sinh hoạt phân tán, đầu tư cho 7.661 hộ dân. Ngoài ra, còn có 34 công trình nước sinh hoạt tập trung đã được đầu tư trên các bản làng, mang lại niềm vui, sự yên tâm cho hàng nghìn hộ dân vùng hưởng lợi.

Giai đoạn 1 từ 2021 - 2025, Nghệ An đặt ra mục tiêu có 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên, qua nắm bắt sơ bộ từ các địa bàn vùng miền núi Nghệ An – nơi có những hộ dân là người DTTS nghèo, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các huyện miền núi, vùng cao thì, những đầu tư, hỗ trợ nước sinh hoạt cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế của người dân.

Có hệ thống nước sinh hoạt được đầu tư theo chương trình MTQG 1719 đã
Có hệ thống nước sinh hoạt được đầu tư theo Chương trình MTQG 1719 đã "giải khát" cho người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lấy ví dụ từ huyện Tương Dương, với những phần việc đang triển khai, địa phương dự tính đến hết giai đoạn I, sẽ có tổng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư cho 915 hộ dân hưởng lợi. Cùng với đó, sẽ có 1.764 hộ dân được hỗ trợc công trình nước sinh hoạt phân tán. 

Tuy nhiên, theo ông Lương Xuân Hiệp, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tương Dương, chỉ nhẩm tính sơ bộ, giai đoạn II của Chương trình MTQG 1719, có khoảng 800 hộ dân còn có nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt phân tán.

Bên cạnh đó, nhiều công trình nước ở địa bàn miền núi qua thời gian sử dụng, qua mưa bão, sạt lở… đã bị hư hỏng thêm theo từng năm dẫn đến nhu cầu cần có nước sinh hoạt để sử dụng của người dân càng lớn hơn. Ngay như ở xã Yên Hợp (Quỳ Hợp), công trình nước sinh hoạt tập trung đầu tư cho người dân bản Tạt, đưa vào sử dụng chưa lâu, thì đã bị cuốn trôi do mưa lũ cuối năm 2023. Hiện nay, công trình vẫn đang trong giai đoạn khắc phục để đưa vào sử dụng, khiến hàng trăm hộ dân vốn đã thiếu nước, nay vẫn khát khao có nước sạch.

Trong điều kiện cuộc sống của đồng bào các DTTS và miền núi ở Nghệ An còn đối mặt với nhiều khó khăn từ địa hình, thổ nhưỡng, thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu với diễn biến bất thường..., khiến cho đời sống dân sinh của đồng bào ở những địa bàn này vẫn phải đối mặt với những thiếu thốn, trong đó là thiếu nước sinh hoạt.

Những công trình nước được đầu tư, sắp tới tiếp tục được đầu tư theo dự án 1, Chương trình MTQG 1719, phần nào giúp đồng bào bớt khó khăn, là một cách để “giải khát” giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống. Bởi ở rất nhiều bản làng miền Tây xứ Nghệ, đang có hàng ngàn hộ dân mà cứ đến mùa nắng nóng thì lại đối mặt với hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 - Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 - Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Chiều ngày 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sau khi trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 5 học sinh DTTS cứu 2 em nhỏ đuối nước

Trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 5 học sinh DTTS cứu 2 em nhỏ đuối nước

Gương sáng - Minh Nhật - 18:03, 12/11/2024
Thấy có người bị đuối nước, những học sinh này nhanh trí chọn điểm phù hợp để bơi ra cứu. Hành động dũng cảm của các em được ghi nhận và tặng thưởng.
Trải nghiệm thú vị về thổ cẩm Lào Cai qua bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế người Tày

Trải nghiệm thú vị về thổ cẩm Lào Cai qua bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế người Tày

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 17:53, 12/11/2024
“Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa năm 2024” vừa diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), đã mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Đặc biệt, là những bộ áo dài thổ cẩm mang màu sắc văn hóa dân tộc Tày đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
Cà Mau: Công bố xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỉ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Cà Mau: Công bố xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỉ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”

Tin tức - Minh Triết - 17:50, 12/11/2024
Ngày 12/11/2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỉ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam”; khởi động Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954.
Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 - Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 - Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Công tác Dân tộc - Kim Anh - 17:29, 12/11/2024
Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.
Chương trình MTQG 1719 góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Cà Mau

Chương trình MTQG 1719 góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Cà Mau

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 17:14, 12/11/2024
Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại những nhận xét, đánh giá của đại diện lãnh đạo các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Dự án và Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau.
Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương

Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tại Trà Vinh. Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương. Người phụ nữ khuyết tật “biến” đất sét thành hoa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hướng tới Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV - năm 2024: Ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc

Hướng tới Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV - năm 2024: Ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 16:19, 12/11/2024
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV - năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 11. Là địa phương có trên 50 dân tộc anh em cùng sinh sống, Đồng Nai xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần IV - năm 2024, xung quanh nội dung này.
Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 13:26, 12/11/2024
Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng Bình cũng từng bước được nâng lên.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Kinh tế - Thu Hồng - 11:13, 12/11/2024
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.
Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Công tác Dân tộc - An Yên - 10:56, 12/11/2024
Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.
Chương trình MTQG 1719:

Chương trình MTQG 1719: "Đòn bẩy" cho vùng khó ở Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10:43, 12/11/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn bẩy", góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng khó.