Những năm qua, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn, tạo sinh kế, giải quyết việc làm..., giúp đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS giảm mỗi năm là 5%; nhiều thôn bản thoát diện đặc biệt khó khăn; đường bê tông và nhựa đã về tận trung tâm xã, thôn; 100% trạm y tế xã đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT… là những con số đầy ấn tượng, minh chứng cho những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông (Quảng Trị) trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, để Chương trình đạt được mục tiêu và hoàn thành đúng tiến độ, nhìn từ thực tế triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
08:22, 04/07/2024 LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có đường biên giới dài tiếp giáp với nước bạn Lào, nơi có cửa khẩu Chiềng Khương và nhiều đường mòn, lối mở đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Song đây cũng là nơi để các loại tội phạm lợi dụng hoạt động đặc biệt là các loại tội phạm ma túy.
Chương trình mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh môi trường dựa trên kết quả giai đoạn 2016-2020 từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) đã đi được nửa chặng đường. Do đó, nhìn ra những vướng mắc, kịp thời tháo gỡ để Chương trình “về đích” là việc làm cần thiết.
Những địa phương ở vùng sâu, vùng xa, tập trung đông đồng bào DTTS sinh sống, việc không được thụ hưởng “Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” là một thiệt thòi rất lớn. Tỉnh Quảng Bình là một ví dụ điển hình.
Những năm gần đây, cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, huyện Xín Mần đã và đang đẩy mạnh thực hiện Quy chế Dân chủ (QCDC) gắn với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Việc thực hiện QCDC dần đi vào nền nếp, góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo chuyển biến tích cực về kinh tế trên địa bàn.
Trong những năm qua, Bộ Công thương là cơ quan được Chính phủ giao triển khai 2 giải pháp quan trọng nhất góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp của Việt Nam, đó là sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo. Trong thời gian tới, các chính sách hỗ trợ thực thi 2 giải pháp này sẽ được Bộ Công thương tiếp tục quan tâm, chú trọng xây dựng và áp dụng nhằm thực hiện các cam kết của quốc gia theo Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu.