Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Núi chỉ có hai người… chăn trâu

Phạm Việt Thắng - 20:33, 29/05/2022

Từ trên mỏm đá cao, ông Lỳ Nọ Pó dùng một tay chắn ngang miệng làm loa, tay kia giơ bao muối nhềm nhềm. Sau mươi tiếng hú, đàn trâu, bò gần trăm con lũ lượt về “chầu” chủ. Trong căn nhà sàn nho nhỏ ở lưng chừng núi, vợ ông - bà Thò Y Chia bắt đầu đỏ lửa, chuẩn bị bữa trưa. Pú Thăm Tạp (xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An), ngọn núi là chứng nhân của tình yêu, nỗi nhọc nhằn và những thành công của hai người… chăn trâu.

Sau mươi tiếng hú, đàn trâu, bò của ông Pó trở về “chầu” chủ
Sau mươi tiếng hú, đàn trâu, bò của ông Pó trở về “chầu” chủ

Bí quyết là chăm chỉ, học hỏi

Chúng tôi ngồi xoài trên bãi cỏ giữa đỉnh Pú Thăm Tạp, trông ra bốn hướng, mênh mông rừng núi. Ông Lỳ Nọ Pó chỉ về hướng Tây mà rằng, ngày xưa nhà ta ở trên đó, nghèo lắm, nghèo đến mức có những tháng không được một hạt cơm nào, toàn rau rừng với măng tre. Ngày ta cưới vợ, bố mẹ cho khu đất này. À, mà ta là người Mông nhưng không lấy vợ sớm đâu, cả hai vợ chồng đều trên 18 tuổi mới cưới nhau đấy.

“Hồi đó khu này chỉ làm lúa rẫy thôi, gặp năm hạn hán, có trồng mà không có gặt, thế là lại đói. Ta bàn với vợ chia đôi vùng đất, bên này thì vẫn trồng lúa, bên kia là chăn nuôi. Ồ, đêm ấy vợ khen lắm. Đấy, các anh xem đi, dưới thung lũng kia có một hồ nước nho nhỏ, trâu bò có nước để uống và tắm. Vợ ưng cái bụng rồi là ta bắt tay làm ngay. Hồi đó bán hết những gì có trong nhà, mua được một con bò cái, nó mau lớn lắm. Cứ thế, nó đẻ một lứa, rồi hai lứa…thế là ta có nhiều con bò”, ông Pó kể.

Đang phấn chấn, giọng ông Pó bỗng chậm lại: “Nhưng, gặp phải đợt rét đậm, bò lăn ra chết. Tiếc lắm”. Đó là câu chuyện của năm 1998.

Tạm xa Pú Thăm Tạp, vợ chồng ông dắt díu nhau sang vùng Nậm Tột, với mong muốn đỡ vất vả hơn. Nhưng, Nậm Tột xa lắm, phải đi một ngày đường mới đến nơi, đất đai cũng không phải màu mỡ. Hết phát nương làm rẫy, hết chăn nuôi gà lợn, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ vẫn không mấy khá lên. Ông kể, một năm sang ở Nậm Tột là đúng một năm mất mùa, gieo bao nhiêu lúa mà khi gặt không đủ ăn nổi một tháng.

Rồi sao nữa, tôi nóng lòng giục ông tiếp tục câu chuyện. Ông Pó xếp tròn đôi chân, nét mặt tươi trở lại: Hay tin Nhà nước có chủ trương cho nông dân vay vốn sản xuất, ta mừng lắm. Chắc chắn lần này mình sẽ thành công. Thế là vợ chồng lại dời “đại bản doanh” về Pú Thăm Tạp. Số tiền được vay, ông bà mua ba con bò và đầu tư làm chuồng trại để chống rét, tránh nắng cho chúng.

“Rồi ba con bò lại đẻ nhiều con bò, ta bán một số con để mua thêm trâu, vì giá bán một con trâu có khi gấp rưỡi hoặc gấp đôi bò” - ông Pó say sưa nói.

Tôi hỏi về bí quyết của ông trong chăn nuôi trâu, bò, ông Pó nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên: “Không có bí quyết chi mô, phải chăm chỉ và chịu khó học hỏi thôi”.

Cho trâu bò ăn muối để tăng khoáng chất, tăng sức đề kháng cho chúng
Cho trâu bò ăn muối để tăng khoáng chất, tăng sức đề kháng cho chúng

Chưa nghỉ ngơi được

Vừa vuốt ve lũ trâu, bò, ông Pó vừa giải thích với tôi, phải cho chúng ăn muối để tăng thêm khoáng chất, tăng sức đề kháng. Đồng thời, khi chúng đã “nghiện” muối thì rất dễ gọi về, vừa để kiểm đếm, vừa kiểm tra bệnh tật. Cái này hồi đi tập huấn, cán bộ gọi là phản xạ gì gì đó. Tôi nhắc nhẹ cho ông, phản xạ có điều kiện. Ông Pó vỗ vào lưng con trâu một phát thật mạnh, nói rõ to: Đúng, đúng, phản xạ có điều kiện, có thế mà không nhớ ra.

Trong cơn hưng phấn, ông tiếp tục giảng giải về kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, cứ như ông đang tập huấn cho chúng tôi vậy. “Cái giống này là rất kỵ giá rét, mà thời tiết trên này thì các anh biết rồi đấy, rét lắm. Nuôi trâu, bò mà không có chuồng trại che chắn thì dễ bị mất trắng. Và vào mùa rét thì cây cỏ cũng gần như chết hết, nếu không dự trữ thức ăn thì chúng làm sao đủ sức chống chọi với mùa đông” - ông Pó giảng giải rành mạch.

Đoạn ông chỉ tay về sườn núi bên kia, rằng có cả một khu rừng thế này rồi mà ta vẫn cứ phải dành một số diện tích lớn để trồng cỏ voi, không có nó thì trâu, bò làm sao mà đủ no cái bụng được. Rồi như chợt nhớ ra một bí quyết nhà nghề, nét mặt của ông trở nên nghiêm trang, giọng đanh lắm: “Muốn có trâu, bò tốt thì phải có giống tốt. Cho nên cứ ba năm là phải thay con đực một lần, có thế thì bê, nghé sinh ra mới khoẻ mạnh, chất lượng cao”.

Trong căn nhà sàn nho nhỏ giữa lưng chừng núi, bà Thò Y Chia bắt đất đỏ lửa, chuẩn bị bữa trưa
Trong căn nhà sàn nho nhỏ giữa lưng chừng núi, bà Thò Y Chia bắt đầu đỏ lửa, chuẩn bị bữa trưa

Ăn hết muối, đàn trâu bò lững thững trở về với “vương quốc” của chúng. Chúng tôi cũng rời đỉnh Pú Thăm Tạp về với “đại bản doanh” của hai người chăn trâu. Giữa sàn nhà, bà Thò Y Chia đã bày sẵn một bình rượu cần, sẵn sàng cho chúng tôi nghiêng ngả.

Trong cơn chếnh choáng, tôi đề nghị bà kể về mối tình của hai người. Bà bẽn lẽn vừa đưa tay lên che mặt, vừa nho nhỏ: “Yêu lắm, bây giờ vẫn yêu mà, đi đâu cũng có nhau hết”. Sau vài ngụm rượu, bà Thò Y Chia có vẻ tự nhiên hơn, chủ động chuyện trò. Bà nói, ông bà có hai con gái, hai trai, đứa nào cũng có gia đình rồi và cuộc sống cũng rất ổn.

“Con trai đầu của ta học giỏi, nó đi làm thầy giáo, được về dạy ở trường của xã Tri Lễ đó. Ngôi nhà to vừa mới xây sát ngay nhà ta là nhà của nó đấy…” - bà Thò Y Chia tự hào về các con.

Bên bình rượu cần của ông Pó, chúng tôi chìm trong men rượu và cả men tình của hai người chăn trâu
Bên bình rượu cần của ông Pó, chúng tôi chìm trong men rượu và cả men tình của hai người chăn trâu

Tôi vẫn chưa tha cho bà Chia, mà gặng hỏi tiếp: Thế này thì ông bà đã được gọi là nhà giàu chưa? Bà Chia mỉm cười, định không trả lời, nhưng tôi cố ý thúc giục nên bà thành thật: Giàu ít ít thôi.

Tiễn chúng tôi xuống núi, thân mật, tôi hỏi ông Lỳ Nọ Pó lúc nào thì rời Pú Thăm Tạp để hai người chăn trâu được an hưởng tuổi già, ông xua tay: Chưa nghỉ ngơi được đâu, đang còn sức khoẻ là đang phải lao động.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 11 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 11 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 11 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 11 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 12 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 12 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 12 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.