Tháng 3 - tháng của mùa Xuân, của tuổi trẻ, gần 100 đoàn viên, thanh niên Khối các cơ quan Trung ương đã có nhiều hoạt động ý nghĩa trên quê hương cách mạng Cao Bằng.
Năm 2015, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với các đơn vị liên quan quyết tâm triển khai các bước xây dựng Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng để hoàn chỉnh hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất non nước toàn cầu (CVÐCNNTC). Sau nhiều nỗ lực, ngày 24/11 vừa qua, Cao Bằng chính thức đón nhận quyết định của UNESCO công nhận là CVÐCNNTC. Nhờ đó, di sản CVÐCNNTC Cao Bằng được bảo tồn và phát huy giá trị một cách mạnh mẽ.
Chiều ngày 6/11, tại Hà Nội, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức họp báo Hội nghị xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Cao Bằng năm 2018.
Vừa qua, Vụ Địa phương I (Uỷ ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng và UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị Truyền thông về công tác bảo vệ và phát triển rừng trong vùng đồng bào DTTS tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Năm học mới 2018-2019 đã bắt đầu hơn 1 tháng, song tại Cao Bằng vẫn tái diễn tình trạng thiếu giáo viên ở tất cả các cấp học, nhất là cấp mầm non ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK khiến cho trẻ em ở vùng này vẫn chưa được ra lớp học.
Gần 40 năm trước, cậu bé Trần Văn Hồ (dân tộc Mông) theo cha mẹ từ mảnh đất Trà Lĩnh (Cao Bằng) về Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) dựng xây cuộc sống mới. Lớn lên trên mảnh đất còn nhiều gian khó, cậu bé Hồ luôn mong muốn sau này lớn lên sẽ góp công sức nhỏ bé của mình để làm thay đổi nhận thức của đồng bào Mông ở Lân Quan. Ước mơ ấy đã trở thành hiện thực khi cậu bé Hồ ngày nào đã trở thành một Trưởng bản quyết đoán và nhiệt huyết với mọi công việc của bản, của xã.
Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Cao Bằng đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tại các xã biên giới, công cuộc xây dựng NTM đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền cần nỗ lực hơn để các xã vừa phát triển về kinh tế-xã hội, vừa đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia.
Được sự tài trợ của Liên minh châu Âu, CARE quốc tế (CARE là tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo và phát triển với sứ mệnh xóa đói giảm nghèo và bất công xã hội) triển khai “Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin dành cho phụ nữ dân tộc thiểu số”- hay còn gọi là Dự án I2I. Dự án thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị để nâng cao quyền tiếp cận thông tin của các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS đang đi vào những chương trình cụ thể, thiết thực.
Thực hiện Chương trình 135, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh việc triển khai Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng”. Thông qua việc đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đã từng bước được nâng lên, người dân đã tiếp cận được với kiến thức khoa học để áp dụng vào sản xuất.
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Trà Lĩnh (thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng) đã hỗ trợ nhiều hộ gia đình ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh thực hiện nếp sống văn minh, di dời gia súc ra khỏi gầm nhà sàn. Một việc làm tưởng rất nhỏ nhưng đã đem lại ý nghĩa lớn, thiết thực với bà con xã Quang Hán.
Mặc dù các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp can thiệp, giáo dục nhưng nhiều năm nay, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn gia tăng.
Tại Liên hoan hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang, 14 đoàn về tham dự không chỉ mang theo các di sản hát Then, vũ điệu Then, âm nhạc Then mà còn mang đến không gian trưng bày những “đồ nghề” của các thầy Then như: mũ, áo choàng, sách cổ, chuông, đàn Tính, chùm sóc nhạc, quạt giấy, thanh âm dương… Trang phục của thầy Then cùng với những “đồ nghề” làm Then mang sắc thái tín ngưỡng rõ rệt. Nó phân biệt chức sắc, cấp bậc và chức năng, nhiệm vụ của người làm Then.
UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng đã mở ra cơ hội lớn để Cao Bằng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Trà Lĩnh, thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể vì người nghèo.
Ngày 12/4/2018, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Sau 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn của tỉnh Cao Bằng nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tại các xã biên giới của tỉnh, việc xây dựng NTM mới đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền cần nỗ lực hơn để các xã này vừa phát triển về kinh tế-xã hội, vừa đảm bảo trật tự, trị an nơi biên giới.
Tại tỉnh Cao Bằng, sau gần 9 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn, chính sách này đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Như thường lệ, mỗi tháng bốn lần, Trung úy Trần Ngọc Đức, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng (BP) Cửa khẩu Trà Lĩnh (đứng chân trên địa bàn huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng) lại xuống các xóm, bản giáp biên để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ biên giới, quy chế biên giới đến tận người dân.
Người Nùng ở Cao Bằng có tục uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ hoặc mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”.
Năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, thực hiện CT135, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Dự án Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng (gọi tắt là Dự án).